kẾ hoẠch phÁt triỂn dÂn tỘc thiỂu sỐ · web viewĐịa bàn cư trú trước đây...

87
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÂM ĐỒNG *************************** DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP) TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠ TẺH, XÃ MỸ ĐỨC, HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Upload: others

Post on 20-Apr-2020

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNGSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÂM ĐỒNG

***************************

DỰ ÁN:

SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)

TIỂU DỰ ÁN:

SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠ TẺH, XÃ MỸ

ĐỨC, HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

HÀ NỘI, 6/2015

2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNGSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÂM ĐỒNG

****************************

DỰ ÁN:

SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)

TIỂU DỰ ÁN:

SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ÐẬP HỒ CHỨA NÝỚC ÐẠ

TẺH, XÃ MỸ ÐỨC, HUYỆN ÐẠ TẺH, TỈNH LÂM ÐỒNG

CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN

HÀ NỘI, 6/2015

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC....................................................................................................................................1DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................................3CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................................4GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ........................................................................................................5TÓM TẮT.....................................................................................................................................7Tác động của dự án.......................................................................................................................7Mục tiêu kế hoạch dân tộc thiểu số...............................................................................................7Tổ chức thực hiện.........................................................................................................................8Cơ chế giải quyết khiếu kiện........................................................................................................81. GIỚI THIỆU.............................................................................................................................1

1.1. Mô tả dự án.............................................................................................................11.2. Mô tả tiểu dự án......................................................................................................21.3. Mục tiêu của dự án.................................................................................................3

2. KHUNG PHÁP LÝ ÁP DỤNG CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ..................................32.1. Khung pháp lý và chính sách của Việt Nam về người dân tộc thiểu số.................32.3. Chính sách hoạt động của ngân hàng Thế giới về người Dân tộc thiểu số (OP 4.10)...............................................................................................................................63.1. Tình hình kinh tế - xã hội vùng tiểu dự án.............................................................7

3.1.1. Về kinh tế.........................................................................................................73.1.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản...............................................................83.1.3. Kinh tế trang trại..............................................................................................93.1.4. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp....................................................93.1.5. Dân số và lao động..........................................................................................9

3.2. Tổng quan về các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng và tại vùng tiểu dự án..........103.3. Đặc điểm của người dân tộc Mạ trong tỉnh Lâm Đồng........................................10

3.3.1. Các hoạt động kinh tế truyền thống...............................................................103.3.2. Chế độ sở hữu đất đai....................................................................................123.3.3. Cơ cấu tổ chức xã hội....................................................................................133.3.4. Phân hóa giai cấp...........................................................................................133.3.5. Tổ chức gia đình............................................................................................143.3.6. Hôn nhân........................................................................................................143.3.7. Phong tục tập quán và tín ngưỡng.................................................................15

3.4. Đặc điểm của người Tày......................................................................................163.5. Đặc điểm của người Nùng....................................................................................163.6. Đặc điểm của người K’Ho....................................................................................163.7. Kết quả điều tra kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số............................................17

3.7.1. Mẫu điều tra, phương pháp chọn mẫu...........................................................173.7.2. Thông tin chung về chủ hộ dân tộc thiểu số..................................................173.7.3. Thông tin về kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số..........................................19

1

3.7.4. Mức thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng.........................................................213.7.5. Điều kiện sống của các hộ dân tộc thiểu số...................................................24

3.8. Tài sản và những đồ dùng thiết yếu của hộ..........................................................263.9. Cuộc sống của các hộ dân tộc thiểu số.................................................................27

4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI........................................................................................294.1. Phương pháp tham vấn cộng đồng.......................................................................294.2. Phương pháp tham vấn.........................................................................................294.3. Kết quả tham vấn..................................................................................................294.3. Tham vấn cộng đồng trong việc thực hiện EMDP...............................................31

5. THAM VẤN VỚI CỘNG ĐỒNG, PHỔ BIẾN THÔNG TIN...............................................325.1. Quá trình tham vấn...............................................................................................325.2. Tham vấn người dân tộc thiểu số trong quá trình chuẩn bị dự án........................335.3. Tham vấn người dân tộc thiểu số trong quá trình thực hiện dự án.......................335.4. Công bố thông tin.................................................................................................35

6. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU HAY BỒI THƯỞNG CHO CÁC TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA DỰ ÁN.....................................................................366.1. Các kế hoạch nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi............................................................36

6.1.2. Giải pháp 2: Chương trình truyền thông........................................................366.2. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng..........................................................367. CHI PHÍ VÀ NGÂN SÁCH...................................................................................................38

7.1. Nguồn ngân sách..................................................................................................387.2. Nguồn kinh phí dự kiến........................................................................................38

8. CƠ CHẾ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI........................................................398.1. Những nguyên tắc chính của cơ chế khiếu nại.....................................................398.2. Cơ chế giải quyết khiếu nại..................................................................................39

8.2.1. Giai đoạn đầu, UBND xã...............................................................................398.2.2. Giai đoạn hai, UBND huyện..........................................................................408.2.3. Giai đoạn 3, UBND tỉnh................................................................................408.2.4. Giai đoạn cuối cùng, tòa án dân sự................................................................40

9. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ..................................................................................................429.1. Các nguyên tắc giám sát.......................................................................................429.2. Giám sát nội bộ.....................................................................................................429.3. Giám sát độc lập...................................................................................................44

PHỤ LỤC...................................................................................................................................471. Mục đích tham vấn..................................................................................................472. Nội dung tham vấn..................................................................................................473. Phýơng pháp tham vấn............................................................................................474. Tóm tắt kết quả tham vấn........................................................................................47

2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số thứ tự Tên bảng Trang

Bảng 1. Danh mục 12 đập được đề xuất thực hiện trong năm đầu tiênError! Bookmark not defined.Bảng 3. Thông tin chung về chủ hộ dân tộc thiểu số.......................................................17

Bảng 4. Thông tin về việc làm chính của chủ hộ người dân tộc thiểu số......................18

Bảng 5. Số thành viên trong hộ......................................................................................19

Bảng 6. Thông tin chung về kết quả điều tra kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số........19

Bảng 7. Trình độ văn hóa..............................................................................................20

Bảng 8. Nghề nghiệp chính của các thành viên dân tộc thiểu số..................................21

Bảng 9. Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ dân tộc thiểu số..............................22

Bảng 10. Mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của hộ dân tộc thiểu số................................23

Bảng 11. Loại nhà của các hộ dân tộc thiểu số được điều tra.......................................24

Bảng 12. Nguồn nước dùng trong sản xuất và sinh hoạt của hộ dân tộc thiểu số.........24

Bảng 13. Nhà vệ sinh của các hộ dân tộc thiểu số........................................................25

Bảng 14. Nguồn năng lượng thắp sáng.........................................................................25

Bảng 15. Loại nhiên liệu chính dùng để dung nấu........................................................26

Bảng 16. Các đồ dùng thiết yếu của hộ.........................................................................26

Bảng 17. Mức sống của các hộ bị ảnh hưởng...............................................................27

Bảng 18. Ngân sách kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số.............................................37

3

CÁC TỪ VIẾT TẮT

4

MARD Ministry of Agriculture and Rural Development

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MoNRE Ministry of Natural Resources and Environment

Bộ Tài nguyên Môi trường

MoIT Ministry of Industry and Trade Bộ Công thương

MoF Ministry of Finance Bộ Tài chính

MPI Ministry of Planning and Investment Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MoC Ministry of Construction Bộ Xây dựng

SVB State Bank of Vietnam Ngân hàng Nhà nước Việt nam

PsC People’s Committee Ủy ban nhân dân

DRaSIP/WB8 Vietjnam Dam Rehabilitation and Safety Improvement Project

Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập

DARD Department of Agriculture and Rural Development

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PSC Project Steering Committee Ban chỉ đạo dự án

PPMU Province Project Management Unit Ban Quản lý dự án tỉnh

CPO Central Project Office Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi

EMPF Ethnic Minority Policy Framework Khung chính sách dân tộc thiểu số

EMDP Ethnic Minority Development Plan Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số

EM/DTTS Ethnic Minority Dân tộc thiểu số

ICMB Investment and Construction Management Branch

Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi

PPMU Provincial Project Management Unit Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh

CPMU Central Project Management Unit Ban Quản lý dự án Trung ương

ODA Official Development Assistant Hỗ trợ phát triển chính thức

VAWR Vietnam Academy for Water Resources

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

5

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Tác động dự án là các tác động tích cực và tiêu cực của tất cả các hoạt động của các hợp phần dự án đến người DTTS. Các tác động tiêu cực thường là hậu quả tức thì của việc thu hồi một mảnh đất hoặc hạn chế việc sử dụng các khu vực được chỉ định hợp pháp hoặc khu vực được bảo tồn. Những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thu hồi đất có thể mất nhà, đất trồng trọt/ chăn nuôi, tài sản, hoạt động kinh doanh, hoặc các phương tiện sinh kế khác. Nói một cách khác, họ có thể mất quyền sở hữu, quyền cư trú, hoặc các quyền sử dụng do thu hồi đất hay hạn chế tiếp cận.

Người bản địa (ý tương đương với khái niệm người dân tộc thiểu số tại Việt Nam) và cập tới một nhóm người riêng biệt, dễ bị tổn thýõng, có đặc điểm xã hội và vãn hóa riêng, mang trong mình những đặc tính sau đây, ở nhiều cấp độ khác nhau: (i) tự xác định nhý là thành viên của một nhóm vãn hóa bản địa riêng biệt và đặc tính này được công nhận bởi các nhóm vãn hóa khác; (ii) sống thành nhóm gắn với những điểm cý trú riêng biệt về mặt địa lý hoặc trên những vùng đất do ông bà, tổ tiên để lại trong khu vực dự án và sống gắn bó với các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực cý trú và lãnh thổ đó; (iii) các thể chế về vãn hóa, xã hội, kinh tế, và chính trị theo tập tục riêng biệt so với những thể chế týõng tự của xã hội và nền vãn hóa thống lĩnh, và (iv) một ngôn ngữ bản địa riêng, thýờng khác với ngôn ngữ chính thống của quốc gia hoặc vùng.

Các nhóm dễ bị tổn thương Được xác định là những người do đặc điểm giới tính, dân tộc, tuổi tác, khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần, bất lợi về kinh tế hoặc địa vị xã hội, bị ảnh hưởng nặng nề hơn về tái định cư so với cộng đồng dân cư khác và những người bị giới hạn do khả năng của họ yêu cầu được hỗ trợ để phát triển lợi ích của họ từ dự án, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ có khẩu ăn theo (không có chồng, mất chồng, chồng không còn khả năng lao động), (ii) người khuyết tật (không còn khả năng lao động), người già không nơi nương tựa, (iii) hộ nghèo (iv) người không có đất đai; và (v) người dân tộc thiểu số.

Phù hợp về mặt văn hóa tức là đã có xét tới mọi mặt của vãn hóa và tính dễ tổn thhóng về chức nãng của chúng.

Tham vấn tự do, tham vấn trước, và tham vấn phổ biến thông tin tức là các cuộc tham vấn diễn ra một cách tự do và tự nguyện, không có bất kỳ sự lôi kéo, can thiệp, hay ép buộc nào từ bên ngoài mà đối với các cuộc tham vấn này, những bên được tham vấn có tiếp cận trýớc nguồn thông tin về nội dung và quy mô của dự án đề xuất theo một cách thức, hình thức, và ngôn ngữ phù hợp với vãn hóa của họ.

Gắn kết theo tập thể tức là nói về sự có mặt ở đó và gắn bó về kinh tế với mảnh đất và vùng lãnh thổ mà họ có và được truyền lại từ nhiều đời, hoặc họ sử dụng hay

6

chiếm hữu theo phong tục, tập quán của nhiều thế hệ của nhóm người DTTS đang đề cập tới, bao gồm cả các khu vực có ý nghĩa đặc biệt, ví dụ nhý các khu vực tâm linh, linh thiêng. “Gắn kết theo tập thể” còn hàm chỉ tới sự gắn kết của các nhóm người DTTS hay di chuyển/ di cý/ đối với vùng đất mà họ sử dụng theo mùa hay theo chu kì.

Các quyền về đất và nguồn tài nguyên theo phong tục, tập quán nói tới các mẫu hình sử dụng đất và tài nguyên lâu dài của cộng đồng theo phong tục, giá trị, tập quán, và truyền thống của người dân tộc thiểu số, bao gồm cả việc sử dụng theo mùa hay theo chu kì, hõn là các quyền hợp pháp chính thức đối với đất và tài nguyên do Nhà nýớc ban hành.

7

TÓM TẮT

Giới thiệu: Dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đạ Tẻh, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng” do Ngân hàng Thế giới tài trợ nhằm mục tiêu: (i) Cung cấp nước tưới cho 2.300 ha lúa 2 vụ thuộc các xã Mỹ Đức và Quảng Trị huyện Đạ Tẻh và đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt với lưu lượng 10.000m3/ngày đêm.; (ii) Đảm bảo an toàn về người và của cho nhân dân vùng hạ du hồ chứa về mùa mưa lũ; (iii) Kết hợp nuôi trồng thủy sản; và (iv) Tiết kiệm nước, tăng hiệu suất công trình, tăng tuổi thọ công trình góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị cho địa phương/Kết quả đánh giá tác động xã hội (SA) của dự án cho thấy, khu vực dự án nằm trên địa bàn hai xã Quảng Trị và xã Mỹ Đức, , huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, trong đó, địa bàn xã Mỹ Đức là nơi sinh sống của các nhóm người DTTS. Dự án cũng chỉ ra rằng, dự án không có tác động thu hồi đất của người DTTS sinh sống trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thi công dự án, sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tạm thời không thể tránh khỏi đến cộng đồng DTTS sinh sống trong khu vực. Nhằm hạn chế những yếu tố ảnh hưởng, tác động tiêu cực và tăng cường các hoạt động nhằm mang lại lợi ích của dự án tới nhóm DTTS trong khu vực, một Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số cho dự án được xây dựng.

Tác động của dự ánQuá trình tham vấn cho thấy, Quá trình tham vấn cho thấy, cộng đồng người DTTS trong khu vực dự án hoàn toàn ủng hộ dự án. Việc triển khai thực hiện dự án dư kiến không có những ảnh hưởng bất lợi tới các hộ DTTS sinh sống trong khu vực dự án.

Mục tiêu kế hoạch dân tộc thiểu sốMục tiêu của Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số (EMDP) là: (i) giảm thiểu tác

động tiêu cực lên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong khuc vực dự án; (ii) đảm bảo rằng quá trình thực hiện tiểu dự án sẽ tôn trọng những giá trị, quyền con người và văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong khu vực bị ảnh hưởng của dự án và cũng xem xét tới nguyện vọng và nhu cầu phát triển kinh tế của cộng đồng người dân tộc thiểu số.Khung pháp lý

Khung pháp lý và chính sách cho việc lập và thực hiện kế hoạch DTTS được xác định bằng các luật, nghị định và sắc lệnh có liên quan của Chính phủ Việt Nam (GOV) cho cộng đồng các DTTS và phù hợp với hướng dẫn của chính sách dân tộc bản địa OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới.

Điều tra kinh tế - xã hộiMột cuộc diều tra kinh tế - xã hội đối với các hộ DTTS sinh sống trong khu vực

dự án đã được tiến hành vào XXX (thời điểm). Việc đánh giá điều kiện về kinh tế - xã hội được tiến hành trên 28 hộ DTTS sinh sống tại khu vực. Kết quả điều tra cho thấy :

8

Trong vùng dự án, có hai nhóm dân tộc chính sinh sống, họ là người Kinh và Châu Mạ, và các nhóm dân tộc khác như Tày, Nùng. Người Kinh chiếm hầu hết trong vùng dự án, với 1.472 hộ, chiếm 91,2%. Châu Ma chỉ sống trong thôn 8, xã Mỹ Đức với tổng số 134 hộ, 521 người chiếm 8,3% tỷ lệ phần trăm. Các dân tộc khác như Tày, Nùng đến từ các địa điểm khác với tổng cộng khoảng 8 hộ, chiếm 0,05%.

Các hoạt động phát triển cộng đồngTrên cơ sở kết quả tham vấn với các hộ dân tộc thiểu số trong khu vực dự án các

hô dân thống nhất các kế hoạch hỗ trợ phát triển dân tộc thiểu số gồm: 1) Hỗ trợ truyền thông và 2) Hỗ trợ chương trình nước sạch cho các hộ dân.;và 3) Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh của các hộ gia đình.

Tham vấn cộng đồng, phổ biến thông tin và sự tham gia Việc tham vấn đối các nhóm DTTS trong vùng dự án đã được thực hiện vào tháng 3 năm 2015 để đánh giá tác động đến sinh kế và xác định các hoạt động/biện pháp giảm thiểu để đáp ứng nhu cầu của của cộng đồng. Kết quả đánh giá được kết hợp trong EMDP và thiết kế dự án. Quá trình tham vấn và công bố thông tin sẽ được tiến hành trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Các giải pháp lợi ích:Hai giải pháp lợi ích chủ yếu sẽ được thực hiện sau khi tham vấn với các hộ bị ảnh

hưởng: (i) Các chương trình về hỗ trợ giống, phân bón nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng khi thực hiện dự án (ii) Chương trình truyền thông nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa trong đó khuyến khích các hộ dân tham gia trong việc ủng hộ thực hiện dự án và (iii) chương trình hỗ trợ về xây dựng bể chứa nước mưa cho các hộ dân do nguồn nước trong ăn uống bị nhiễm Asen.

Tổ chức thực hiệnBan quản lý dự án (PPMU), Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, đoàn thể, và các nhà thầu sẽ có trách nhiệm thực hiện EMDP. Tổ chức thực hiện chi tiết sẽ được cung cấp thêm trong tài liệu này.

Cơ chế giải quyết khiếu kiệnHiện nay, những mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng DTTS được giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành chứ không còn theo những thiết chế xã hội truyền thống. Do vậy, cơ chế giải quyết khiếu nại cho những người DTTS BAH sẽ được thực thiện theo cơ chế giải quyết khiếu nại áp dụng chung cho toàn bộ dự án.

Giám sát và đánh giá.

Việc thực hiện Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số sẽ được PPMU giám sát và hướng dẫn thường xuyên. Báo cáo giám sát độc lập cho việc thực hiện EMDP sẽ được đệ trình trực tiếp lên WB.

Ngân sách và tài chính:

9

Chi phí chính của Chương trình phát triển dân tộc thiểu số ước tính là 572.000.000 đồng (tương đương 26.60 USD). Chi phí này bao gồm các biện pháp cụ thể, chi phí quản lý và dự phòng. Ngân sách cho Chương trình phát triển dân tộc thiểu số sẽ được lấy từ vốn vay của WB.

10

1. GIỚI THIỆU

1.1. Mô tả dự ánHồ chứa nằm ở xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Cách thành phố Đà

Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là khoảng 180 km và 150 km. Hồ chứa có diện tích lưu vực 198 km2, dung lượng lưu trữ của 29.350.000 mét khối. Công trình đầu mối của nó là phức tạp và các công trình phụ trợ bao gồm các mục sau đây:• Đập đất;• Tràn xả lũ;• Cống lấy nước;• Nhà quản lý vận hành hồ chứa;• Đường dây điện và hệ thống phân phối điện; • Đường quản lý;

Hình 1: Bản đồ vị trí hồ chứa nước Đạ Tẻh

Do đã hoạt động trong thời gian dài, các cơ sở đập hiện đang trong tình trạng hư hỏng. Đập đã xuất hiện nhiều vụ lở đất trên mái thượng lưu và rò rỉ nước và thâm nhập đã xảy ra tại các nền tảng kè. Mặc dù một số đoạn bị hư hỏng đã được tăng cường, các

1

Da Teh resevoir

chức năng điều tiết nước, dung tích hồ chứa không đáp ứng được yêu cầu và không đảm bảo an toàn …

1.2. Mô tả tiểu dự ánViệc phục hồi và cải thiện đề xuất của các đập và hồ chứa nhằm mục đích: (i) đảm

bảo an toàn hồ chứa khi hoạt động trong các điều kiện thời tiết xấu bằng cách sửa chữa và phục hồi đập; (ii) đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nước ở vùng hưởng lợi bằng cách khôi phục công suất thiết kế ban đầu và cung cấp ổn định nước tưới tiêu cho 2.300 ha lúa và các cây trồng khác quanh năm; và, (iii) đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt với lưu lượng 10.000m3/ngày đêm. Các công trình đề xuất sẽ bao gồm những điều sau đây: - Đập: Đập sửa chữa bao gồm phục hồi và mở rộng của phần đập về phía hạ lưu để

đảm bảo thiết kế bằng cách đắp đất với hệ số nén chặt K≥ 0,97; gia cố đỉnh đập bằng một lớp bê tông M200 - dày 20cm; sửa chữa mái thượng lưu và hạ lưu; và khoan phun chống thấm phần thân và nền đập.

- Tràn xả lũ: mở rộng tràn và nâng cấp của đập tràn, đảm bảo chức năng thoát lũ và xây dựng cầu qua tràn.

- Công lấy nước: Sửa chữa cống, gia cố và sửa chữa tháp van cà cầu công tác, thay thế cửa van thép;

- Nhà quản và hệ thống quan trắc: Xây dựng các công trình nhà quản lý với tiêu chuẩn nhà cấp 4 với tổng diện tích 150m2 và lắp đặt hệ thống quan trắc mực nước hồ chứa tự động để tạo thuận lợi cho việc quản lý và vận hành công trình.;

- Đường điện: Lắp đặt 1,8 km đường dây hạ thế dài từ đập vai lũ đập tràn cho quản lý và hoạt động nhằm mục đích;

- Đường quản lý vận hành: Gia cố phần đường phía sau lấy nước và đập tràn với chiều dài 1.7km, kết cấu bê tông M200 , dày 20cm và rộng 3m.;

2

Da Teh headworks

1.3. Mục tiêu của dự ánKế hoạch phát triển dân tộc thiểu số này (EMDP) đã được chuẩn bị phù hợp với Chính sách hoạt động của Ngân hàng Thế giới về người dân tộc thiểu OP4.10. Nội dung của nó được dựa trên các đánh giá xã hội (SA) và tham khảo ý kiến với các dân tộc thiểu số ở vùng tiểu dự án (vui lòng xem báo cáo SA để biết chi tiết).Các mục tiêu của EMDP này bao gồm a) tóm tắt các tác động tiềm tàng đến người DTTS và biện pháp giảm thiểu, b) đề xuất các hoạt động phát triển cần thiết để đảm bảo người dân tộc thiểu số trong khu vực tiểu dự án nhận được những lợi ích phù hợp với họ. Các hoạt động phát triển theo EMDP này đã được đề xuất dựa trên tham khảo ý kiến với các dân tộc thiểu số ở khu vực tiểu dự án. Không có tác động bất lợi tiềm năng dự kiến ở giai đoạn này liên quan đến việc thu hồi đất, và / hoặc các hoạt động nông nghiệp của các dân tộc thiểu số. EMDP này nhằm mục đích cung cấp thông tin các lợi ích kinh tế-xã hội đối với người dân tộc thiểu số hiện nay trong các tiểu dự án. Những lợi ích bổ sung cho các dự định hưởng lợi của các tiểu dự án (an toàn và độ tin cậy được cải thiện đập nước) mà tiểu dự án này nhằm mục đích mang về.Tham vấn với người dân tộc thiểu số hiện diện trong khu vực dự án được thực hiện qua cách thức thông báo miễn phí,,, để đảm bảo có sự hỗ trợ rộng lớn từ cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng để thực hiện tiểu dự án.

2. KHUNG PHÁP LÝ ÁP DỤNG CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

2.1. Khung pháp lý và chính sách của Việt Nam về người dân tộc thiểu số

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) ghi nhận quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam. Điều 5, Hiến pháp 2013 quy định:

1. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

3

Bảng 2: Văn bản pháp luật liên quan đến Dân tộc thiểu số

2013 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

2014Nghị định số 43/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 về hướng dẫn thực hiện Luật đất đai năm 2013

2014Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 về quy định bồi thưỡng hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

2013Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 4/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác DTTS đến năm 2020

2013Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược công tác dân tộc thiểu số đến năm 2020.

2011Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020

2011 Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 về công tác dân tộc thiểu số

2010Nghị định 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 20/7/2010 Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

2010Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý để tăng cường nhận thức và hiểu biết về pháp luật về dân tộc thiểu số nghèo tại các huyện nghèo trong giai đoạn 2011-2020

2009Luật số: 32/2009/QH12. Luật sửa dổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Ngày 18 tháng 6 năm 2009.

2008Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, ngày 27/12/2008 Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

2008Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9/6/2008 về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2008Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg về việc sử đổi một số điều của Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

2008Nghị định 60/2008/NĐ-CP ban hành ngày 09/5/2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu của Ủy ban dân tộc

2007Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương trình 135 giai đoạn II.

2007Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010.

2007Quyết định số 01/2007/QĐ-UBDT ngày 31/5/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính

2007 Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công

4

nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển

2007Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện mức Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg

2007Quyết định số 06/2007/QĐ-UBDT ngày 12/10/2007 của Uỷ ban Dân tộc về việc ban hành Chiến lược truyền thông Chương trình 135 giai đoạn II

2007

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ. Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

2001Nghị định số 70/2001/NĐ-CP: tất cả hồ sơ đăng ký tài sản của gia đình và quyền sử dụng đất phải được ghi tên của cả vợ và chồng.

2.2. Chính sách và Chương trình cho các dân tộc thiểu số 2.2.1. Chính sách liên quan tới dân tộc thiểu số

Chính phủ Việt Nam đã thông qua một loạt các chính sách liên quan tới phát triển DTTS, đặc biệt là là người DTTS tại các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa. Một trong những chính sách liên quan nhất là Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg (còn gọi là “Chương trình 134”) do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/7/2004, trong đó đưa ra một số chính sách như hỗ trợ đất nông nghiệp để sản xuất, đất thổ cư, nhà ở và nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày của các hộ nghèo DTTS đang gặp khó khăn.

Nghị định số 60/2008/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 9/5/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc (CEMA).

Cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ này thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề dân tộc thiểu số trên toàn quốc, và các dịch vụ công cộng trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình cũng như quản lý các Ban Dân tộc cấp tỉnh. Các tỉnh với số lượng đáng kể người DTTS có một Ban Dân tộc trực thuộc UBND tỉnh. Chức năng của CEMA là hết sức đa dạng, từ xây dựng luật cho tới thực hiện các chương trình, giám sát và hoạt động như một cơ quan ngang bộ của Việt Nam và hợp tác với các tổ chức quốc tế trong phạm vi quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Năm 1995, CEMA đã xây dựng một Khung hỗ trợ bên ngoài với việc phát triển các DTTS. Khung này đã đưa đến một chiến lược phát triển người DTTS trong khuôn khổ mục tiêu của Chính phủ về ổn định, phát triển bền vừng, và xóa đói giảm nghèo. Những điểm chính của khung này là:

a) Chống đói nghèo; b) Khuyến khích sự tham gia tích cực của các cộng đồng DTTS vào quá trình

phát triển của chính họ; c) Tăng cường các thể chế liên quan tới người DTTS; d) Phát triển các nguồn lực tự nhiên và con người một cách bền vững; và

5

e) Đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau và tăng tính trách nhiệm của các bên liên quan.

Chính phủ đã ban hành và đưa ra nhiều chính sách và chương trình để hỗ trợ các dân tộc nhằm cải thiện đời sống của họ, các dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ các chương trình và chính sách sau:Chương trình 134 hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất và nước sạch cho người dân tộc thiểu số nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình 135 giai đoạn 2 về phát triển kinh tế xã hội cho những xã nghèo trong cộng đồng dân tộc thiểu số và ở vùng sâu vùng xa.Chương trình mục tiêu quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và kế hoạch hoá gia đình.Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống các bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS.Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo2.2.2. Sự tham gia dân chủ cấp cơ sở

Các tài liệu của Chính phủ về vấn đề dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân cũng liên quan trực tiếp tới Khung phát triển DTTS này. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ban hành ngày 20/4/2007 (thay thế Nghị định 79/2003/NĐ-CP ban hành ngày 7/7/2003) về thực hiện dân chủ tại cấp xã, phýờng, và thị trấn/thị xã cung cấp cơ sở cho sự tham gia của cộng đồng vào việc chuẩn bị các kế hoạch phát triển và sự giám sát của cộng đồng tại Việt Nam. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg do Thủ týớng Chính phủ ban hành ngày 18/4/2005 quy định việc giám sát đầu tý của cộng đồng.

Việc xây dựng các chính sách kinh tế-xã hội cho từng vùng miền và từng nhóm đối týợng, cần xét tới các nhu cầu của người DTTS. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Chiến lýợc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam kêu gọi sự quan tâm đặc biệt đến người DTTS. Những chýơng trình lớn hýớng tới người DTTS bao gồm các chương trình về giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế... luôn được ban hành nhằm nâng cao đời sống của người dân tộc thiểu số.

2.3. Chính sách hoạt động của ngân hàng Thế giới về người Dân tộc thiểu số (OP 4.10)

Mục tiêu chính sách OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới hướng tới việc hạn chế những yếu tố ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới người dân bản địa và tăng cường các hoạt động nhằm mang lại lợi ích và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của họ. WB yêu cầu người dân bản địa (ở đây được hiểu là DTTS) được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia và dự án phải được phần lớn người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án ủng hộ. Dự án được thiết kế để đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số không phải chịu những tác động xấu của quá trình phát triển, đặc biệt là những tác động của các dự án do WB tài trợ, và đảm bảo rằng họ sẽ được thụ hưởng những lợi ích kinh tế, xã hội và những lợi ích này phù hợp với văn hóa của họ.

6

Chính sách định nghĩa dân tộc thiểu số có thể được xác định trong các khu vực địa lý đặc biệt bởi sự hiện diện về mức độ khác nhau của các đặc điểm sau:

(a) Tự gắn bó chặt chẽ như các thành viên của nhóm văn hóa bản địa khác biệt và được thừa nhận về đặc điểm này bởi những người khác;

(b) Sống gắn bó tập trung tại môi trường khác biệt về địa lý hoặc vùng lãnh thổ do tổ tiên để lại trong khu vực có dự án và gần với thiên nhiên tại môi trường sống và lãnh thổ đó;

(c) Thể chế văn hóa, kinh tế, xã hội hoặc chính trị mang tính phong tục khác biệt so với những đặc điểm đó của văn hóa, xã hội chiếm đa số; và

(d) Ngôn ngữ bản địa thường khác so với ngôn ngữ chính thống của vùng hoặc nước đó.

Là một điều kiện tiên quyết để phê duyệt dự án đầu tư, OP 4.10 yêu cầu khách hàng vay thực thiện tham vấn và công bố thông tin với các dân tộc thiểu số có thể bị tác động và thiết lập một mô hình hỗ trợ cộng đồng rộng lớn cho các dự án và mục tiêu của nó. Điều quan trọng cần lưu ý rằng OP 4.10 đề cập đến nhóm xã hội và cộng đồng, không cho các các nhân. Các mục tiêu chính của OP 4.10 là:

- Để đảm bảo rằng các nhóm này được dành cơ hội có ý nghĩa tham gia vào kế hoạch hoạt động của dự án có ảnh hưởng đến họ;

- Để đảm bảo rằng các nhóm có cơ hội được cung cấp lợi ích văn hóa thích hợp với họ; và

- Để đảm bảo tránh những tác động bất lợi của dự án đến họ hoặc nếu không sẽ giảm thiểu và giảm nhẹ những bất lợi đó.

Trong bối cảnh của Dự án, các nhóm DTTS trong khu vực dự án có khả năng nhận được những lợi ích lâu dài thông qua việc sửa chữa và nâng cấp hồ đập nhưng họ có thể bị những ảnh hưởng bất lợi đến sinh kế trong quá trình thực hiện dự án và những ảnh hưởng tạm thời trong quá trình thi công dự án đến văn hóa xã hội của cộng đồng.

Phần này đã được chuẩn bị trên cơ sở của EMPF (xem EMPF của dự án để biết chi tiết).

3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI 3.1. Tình hình kinh tế - xã hội vùng tiểu dự án 3.1.1. Về kinh tế

Theo báo cáo kết quả phát triển kinh tế, xã hội năm 2014 và Niêm giám thống kê huyện Đạ Tẻh, cơ cấu kinh tế huyện Đạ Tẻh trong những năm vừa qua lần lượt là Nông lâm nghiệp, thủy sản - Dịch vụ - Công nghiệp, xây dựng với giá trị sản xuất tương ứng như sau:

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 1.111.209 triệu đồng, chiếm 46,49%;

7

- Dịch vụ: 800.690 triệu đồng, chiếm 33,49%;- Công nghiệp và xây dựng: 478.512 triệu đồng, chiếm 20,02%.

3.1.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản3.1.2.1. Sản xuất nông nghiệpa. Về trồng trọt

Diện tích trồng lúa nước cả năm của huyện là 7.038ha, năng suất bình quân 47,29 tạ/ha. Diện tích lúa cả năm của 2 xã trong vùng dự án là 433 ha. Ngoài các loại cây trồng chính trên đất nông nghiệp còn có các loại cây công nghiệp đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng như chè, cà phê, điều, sầu riêng…

Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng trong vùng dự án như sau:Bảng 3.1:Năng suất, sản lượng lua trong vùng dự án

TT Tên xã

Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùaDiệntích(ha)

Năngsuất

(tạ/ha)

Sảnlượng(tấn)

Diệntích(ha)

Năngsuất

(tạ/ha)

Sảnlượng(tấn)

Diệntích(ha)

Năngsuất

(tạ/ha)

Sảnlượng(tấn)

1 Quảng Trị 33 40,00 132,0 44 43,01 189,2 55 41,20 226,6

2 Mỹ Đức 88 47,86 421,2 85 48,5 412,3 128 42,15 539,5

Cộng 121 553,2 129 601,5 183 766,1

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đạ Tẻh năm 2014Bảng 3.2:Năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính trong vùng dự án

TT Loại cây trồng

Xã Quảng Trị Xã Mỹ ĐứcDiện tích (ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

1 Ngô 49 66,54 326,05 133 66,33 882,192 Khoai Lang 5 66,50 33,25 11 64,70 71,173 Sắn 64 209,00 1.337,60 178 228,00 4.058,404 Cây rau 14   205,00 32   684,005 Đậu các loại 19   16,00 30   26,006 Mía 34,3   2.675,00 3   234,007 Điều 72   39,00 1.152,0   605,008 Cà phê 35   49,00 23   33,009 Hồ tiêu 6,4   17,00 10   27,0010 Cao su 2   2,99 29   45,3511 Dâu tằm 7   97,00 31   457,0012 Cây ăn quả 29   336,00 32   365,0013 Sầu riêng 5,1   33,00 7,7   48,00

  Cộng 341,8     1.671,7    

8

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đạ Tẻh năm 2014b. Chăn nuôi

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi trong huyện Đạ Tẻh phát triển khá chậm, giá trị sản xuất chăn nuôi liên tục giảm cả về số lượng đàn gia súc, gia cầm lẫn sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Đàn trâu và bò có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, chỉ có đàn dê, lợn và gia cầm tăng trưởng đều. Số lượng đàn gia súc, gia cầm các xã trong vùng dự án được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.3: Số lượng gia súc, gia cầm trong vùng dự án

TT Tên xã Gia súc (con) Gia cầm (con)Trâu Bò Dê Lợn Tổng đàn Gà Gia cầm khác

1 Quảng Trị 25 357 0 1.458 20.690 9.420 11.2702 Mỹ Đức 43 422 55 1.854 47.040 26.500 20.540  Cộng 68 779 55 3.312 67.730 35.920 31.810

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đạ Tẻh năm 2014.3.1.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Khai thác 91,6 ha rừng cho giá trị 6.412 triệu đồng.Trồng rừng sản xuất đạt 95 ha

3.1.3. Kinh tế trang trạiToàn xã hiện có 3 trang trại, trong đó có một trại chăn nuôi lợn với quy mô trên

1.000 con/lứa. 6 trại chăn nuôi gà với quy mô 3.000 con/lứa. Nhìn chung các trang trại hoạt động có hiệu quả, công tác môi trường được đảm bảo theo quy định.3.1.4. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Triển khai kế hoạch và đôn đốc các cơ sở đẩy mạng sản xuất các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã. Tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong xã còn nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng về giao thông chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu.3.1.5. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê Chi cục thống kê huyện Đạ Tẻh, tổng dân số trong vùng dự án là 6.606 người, 1.614 hộ. Mật độ dân số thấp khoảng 39,61 người/km2, tỷ lệ tăng dân số trung bình 1,15%. Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở khu trung tâm xã bám theo trục đường tỉnh lộ, còn ở các vùng đồi núi dân cư thưa thớt.

Dân số trong độ tuổi lao động của 2 xã là 4.334 người, chiếm 65,61% tổng dân số. Ngành nông lâm nghiệp chiếm 80,6%. Đa phần lực lượng lao động dựa vào nhóm thanh niên trẻ. 52,5% tốt nhiệp cấp 2 và cấp 3. Nguồn lao động trình độ cao và có bằng cấp rất thấp chỉ có 9% thuộc nhóm tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học ;công nhân kỹ thuật lành nghề chỉ chiếm 7%.3.2. Tổng quan về các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng và tại vùng tiểu dự án

Tỉnh hiện có 43 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 26%. Các hoạt động nông nghiệp là hoạt động tạo thu nhập chính của người dân tộc thiểu số. Đây là một điểm đặc biệt mà cần phải được xem xét trong việc thực hiện các chính sách kinh

9

tế xã hội, đặc biệt là các chính sách cho các vùng sâu vùng xa, miền núi và dân tộc thiểu số.Tất cả những người sở hữu đất nông nghiệp trong khu vực tiểu dự án là từ Châu Ma tộc thiểu số, trong đó có 134 hộ gia đình. Người dân tộc thiểu số giữ hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của họ tiêu thụ trong gia đình. Cho nên các nhóm dân tộc thiểu số không trao đổi hàng hoá với nhau. Họ thường có mối quan hệ trao đổi hàng hóa với các thương nhân bán buôn là người Kinh. 3.3. Đặc điểm của người dân tộc Mạ trong tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc Châu Mạ là DTTS chiếm 2,5% dân số toàn tỉnh. Người Mạ là một dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Môn-Khơme cư trú tập trung đông nhất ở huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng.

Địa bàn cư trú trước đây của người Mạ bao gồm từ cao nguyên Lang Biang, Di Linh xuống đến tận cùng hạ lưu sông La Ngà và sông Đồng Nai. Trải qua bao thời gian, người Mạ dần dần tụ cư về vùng trung thượng lưu sông Đồng Nai. Nhìn chung, lãnh thổ tộc người của người Mạ hiện nay vẫn là một dải đất liền nhau, ít bị ngăn cách bởi các khu vực cư trú của các dân tộc khác. Đó là một dải đất trải dọc theo lưu vực sông Đạ Đơng, giáp ranh giữa cao nguyên "ba biên giới", cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh và cao nguyên đất đỏ miền Đông Nam Bộ.

Lãnh thổ cư trú của người Mạ giáp lãnh thổ của người M'nông về phía Bắc, người Stiêng về phía Tây, người Kơho và người Châu ro (Chro hay Jro) ở phía Đông. Người Mạ hiện nay có khoảng 30.000 người, trong đó nơi cư trú tập trung đông đảo nhất là tỉnh Lâm Đồng với dân số 20.000 người.3.3.1. Các hoạt động kinh tế truyền thống

Hình thái kinh tế nương rẫy đóng vai trò chủ đạo trong đời sống của người Mạ. Dụng cụ chủ yếu để làm rẫy là con dao, chiếc rìu, gậy chọc lỗ.

Rẫy (mir) của người Mạ có thể chia làm 3 loại: rẫy ở thung lũng, rẫy ở sườn núi và rẫy ở đỉnh đồi. Ở cao nguyên Bảo Lộc là nơi tồn tại phổ biến ba loại hình rẫy nói trên. Ở các vùng Đạ Tẻ, Đạ Lai, Đạ Huoai có nhiều thung lũng và núi thấp và trên các mảnh đất khá bằng phẳng nằm trong thung lũng. Do đó, ở đây chỉ có hai loại rẫy: rẫy ở sườn núi (mir đăng) và rẫy ở đất bằng (mir lơng). Rẫy đất bằng thích hợp cho lúa sớm và bắp.

Về thời gian canh tác, người Mạ phân biệt rẫy mới và rẫy cũ. Rẫy mới là phát năm đầu (mrili), rẫy cũ là rẫy năm thứ hai (mpuh) và năm thứ ba (ndre).

Sau đây là một số giống lúa rẫy thường gặp ở vùng Mạ lưu vực sông Đạ Đơng: giống koi krong (có các loại Wẹt, Hu; Hateo, Nộp, Bọ, Sôm, Bít, Có, Rơhơn,...). Giống Mbal (có các loại Mơl, Siêu,Slơ, Đung, Duôi, Yôi,...). Giống Koi Prum (có các loại Nơma, dru (hay Yok), Canh, Hin,...). Giống Koime (có các loại Bò, Blơ, Sèn, Krui, Nbé, Lui, Kel, Nanh Dạ, Wênh,...).

Lúa sớm được thu họach vào tháng 7 hoặc tháng 8. Lúa mùa chín được thu

10

họach vào cuối tháng 10 hoặc sang đến tháng 11. Người Mạ dùng tay để suốt lúa (kach koi) và chỉ dùng liềm để gặt lúa nếp vì loại này cứng, khó suốt bằng tay.

Năng suất của rẫy tùy thuộc vào loại đất canh tác hơn là loại giống. Người Mạ không tính năng suất của rẫy theo diện tích (hécta) mà theo số gùi lúa thu được khi tỉa một gùi lúa giống, khi tính như họ ta thấy năng suất bình quân của rẫy khác nhau tùy từng loại đất. Theo một tài liệu cũ, ở khu vực cao nguyên Bảo Lộc, nơi phần lớn là đất do đá badan phong hóa tạo thành, một gùi giống tỉa xuống sẽ thu được 10 gùi (mỗi gùi nặng 30 kg). Trong khi đó ở vùng lưu vực các phụ lưu tả ngạn sông Đạ Đơng, nơi người Mạ thường làm rẫy trên sườn các đăng và thung lũng, là những chỗ có cấu tạo đất bằng đá phiến phong hóa, một gùi giống tỉa xuống sẽ thu được 80 gùi. Song, rẫy nằm ở vùng đất bồi, một gùi giống thu về được 100 gùi.

Một loại hình trồng trọt khác không có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với người Mạ là vườn. Vườn bao bọc quanh nhà hay là một mảnh đất nhỏ gần nhà với hàng rào sơ sài chung quanh. Các loại cây trồng thường là thuốc lá, mít, đu đủ, chuối, mía, v.v... Hình thức trồng trọt này xuất hiện ở nhiều làng với quy mô rất nhỏ.

Một hoạt động kinh tế khác cũng phổ biến là chăn nuôi, nhưng ngành này chưa độc lập với trồng trọt và chưa có quy mô lớn. Người Mạ thường nuôi trâu, bò, heo, dê, gà, vịt, ngỗng v.v... Người ta nuôi theo lối nửa thả rong nửa chăm sóc, gia súc được thả rong trong ban ngày và nhốt vào chuồng ban đêm. Chăn nuôi chủ yếu là phục vụ cho các buổi lễ hiến sinh, cung cấp thực phẩm và chưa có hiện tượng buôn bán gia súc. Hiện nay ở một số nơi, người Mạ đã dùng trâu để làm sức kéo trong nông nghiệp.

Người Mạ nổi tiếng về nghề dệt vải, đặc biệt là vùng lưu vực tả ngạn sông Đạ Dơng. Bông vải được trồng trên rẫy lúa. Người ta hái bông và phơi khô. Sau đó, đem cán và kéo thành sợi bằng những dụng cụ thô sơ.

Sản xuất thủ công nghiệp của người Mạ chưa thành một nghề chuyên hóa mà là do nông dân làm vào những lúc rảnh rỗi công việc trồng trọt.

Địa bàn cư trú của người Mạ chủ yếu là rừng núi nên hoạt động săn bắt hái lượm cũng là một sinh hoạt thông thường trong đời sống kinh tế. Săn bắt hái lượm là những sinh hoạt dân gian trong các vùng Mạ ở rừng núi.

Vùng người Mạ gần các đường cái hoặc thị trấn thì vai trò của săn bắn đã lu mờ. Săn bắt thú rừng là công việc của đàn ông. Họ thường đi săn vào cuối mùa khô đầu mùa mưa với chiếc nỏ (nạ) và các loại bẫy (nđa). Ngày nay việc dùng súng trong săn bắn đã phổ biến.

Ngoài ra, việc đánh bắt cá cũng khá phổ biến. Người Mạ bắt cá bằng nhiều cách khác nhau. Đàn bà bắt cá, tôm, bằng rổ đan (ninrơ). Đàn ông dùng lưới quăng chài (jal). Người ta câu cá dùng vó (vú), dùng lao (dram) đâm cá. Người Mạ cũng dùng thuốc độc Kran để suốt cá. Đây là loại lá cây rừng, đập dập bỏ xuống suối. 3.3.2. Chế độ sở hữu đất đai

Quyền sở hữu tối cao về đất đai của người Mạ trước đây thuộc về cộng đồng làng (bon). toàn bộ đất đai thuộc về phạm vi của làng bao gồm đất canh tác và không

11

canh tác, rừng núi, sông suối... Là tài sản chung của tất cả mọi người trong làng. Ai cũng có quyền canh tác và hưởng toàn bộ sản phẩm mà họ làm ra được, không phải cống nộp tô thuế cho ai. Nhưng quyền sở hữu cộng đồng này được tập trung trong tay người chủ làng (người Mạ gọi là quăng bon) là người đại diện cho dân làng. Vì vậy, trong thực tế, quăng bon đồng thời là người chủ đất của làng.

Ở Đạ Tẻ, Lộc Thắng và một số nơi gọi chủ đất bằng từ "Tôm ụ", nhưng đất đai của người Mạ đa số là rừng nên Tôm ụ cũng có nhĩa là Tom bri (chủ rừng). (89)

Người chủ đất có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đất đai của làng. Nhiệm vụ đó thể hiện ở chỗ:

- Người ở làng khác muốn đến phát rẫy tại làng của mình thì phải có ý kiến của ông chủ đất.

- Quy định những ngày tiến hành các lễ nông nghiệp trong một chu kỳ sản xuất cho dân làng.

Tuy vậy, ông ta cũng chỉ được canh tác một phần đất đai nào đó và cũng phải lao động như mọi người. Theo tục lệ người chủ đất ở vùng họ không có quyền được chọn những vùng đất tốt hơn mọi người.

Bên cạnh chủ đất, mỗi làng còn có một hay hai "cau ắt bri" (tức là người cầm rừng) có nơi gọi là cau ắt pu bri. Những người này thường chia nhau những khoảng rừng khác nhau trong một làng và coi đó như thuộc quyền "sở hữu" của mình. Ví dụ như ở làng B'Lạch A có 2 ông "cau ắt bri" là K'Pôi và K'Sim. Những người này có nhiệm vụ cùng bàn bạc với chủ đất của làng để định đọat vùng canh tác cho dân làng trong một chu kỳ sản xuất và họ là người tổ chức các lễ nghi nông nghiệp và các khâu sản xuất của dân làng. Thông thường đó là những người có kinh nghiệm sản xuất và gia đình dòng dõi ông ta vốn đã làm ăn "phát đạt" hơn những người khác. Họ là những người có thể lên làm chủ đất, chủ làng khi chủ làng cũ chết hoặc già yếu.

Gần đây, người Mạ ở Lộc Thắng và một số nơi đã canh tác ruộng nước. Số ruộng đất này nằm trong địa phận của từng làng, làng vẫn có quyền sở hữu "tối cao" nhưng chỉ là hình thức, còn quyền sở hữu thực tế thuộc về từng nhóm gia đình có quan hệ huyết thống gần gũi với nhau khoảng hai ba đời. Từng nhóm gia đình bao gồm hai, ba, bốn, gia đình có chung một khu ruộng và chia cho từng gia đình một số mảnh ruộng để tự gia đình canh tác theo cha truyền con nối, nhưng gia đình không có quyền bán hay chuyển nhượng cho người khác ngoài nhóm gia đình mình. Diện tích ruộng nước so với rẫy chiếm tỷ lệ rất thấp.

Gần đây ở vùng cao nguyên Blao, tập trung ở xã Lộc Thắng, xung quanh đồn điền trà Minh Rồng, một số người Mạ đã có một số diện tích đất tư trồng chè. Tính đến năm 1977 ở xã Lộc Thắng đã có hơn 112 gia đình người Mạ có vườn chè riêng với diện tích chừng 114,95 ha. Có gia đình diện tích trồng chè riêng rộng đến 9 ha, trung bình mỗi gia đình từ 2 ha đến 4 ha.

Những tư liệu sản xuấ khác như công cụ lao động (chà gạt, cuốc, bẫy v.v...) và tư liệu tiêu dùng (gạo thóc, chiêng ché) lại thuộc về sở hữu gia đình lớn hoặc từng hộ

12

nhỏ trong gia đình nhà dài. Từng hộ nhỏ (bao gồm cha mẹ, con cái) có chà gạt, cuốc và các công cụ lao động riêng. Từng hộ nhỏ cũng có kho thóc, tuy vậy vấn đề tư hữu ở đây chưa thật gay gắt.3.3.3. Cơ cấu tổ chức xã hội

Người Mạ cư trú thành từng làng (bon) với một khu vực đất đai riêng biệt. Giữa các làng có "đường ranh giới rõ rệt, đó là con sông, khe suối, hòn đá, thung lũng v.v... do các chủ làng bàn bạc quy định với nhau và từ đời này qua đời khác, làng là đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của xã hội người Mạ trước đây. Làng ngày xưa là một công xã thị tộc, mọi người trong làng đều có quan hệ huyết thống với nhau. Làng còn là một công xã gia đình (cả làng là một nhà) hoặc là một làng đại tông tộc (một làng có nhiều nhóm tông tộc). Kiểu làng này hiện còn khá rõ nét ở vùng Mạ phía tây như xã Lộc Bắc, xã Đạ Tẻ. Ví dụ làng Bơsur ở xã Đạ Tẻ chỉ có một nhà dài duy nhất.

Gần đây đặc biệt là vùng cao nguyên Blao, làng người Mạ đã là một đơn vị cư trú láng giềng (công xã láng giềng) một phần do quan hệ huyết thống đã bị phân hóa, một phần có nhiều người ở những làng khác và dân tộc khác đến cư trú chung.

Trong xã hội Mạ không có người làm nghề thầy cúng chuyên nghiệp. Mọi lễ tiệc cúng quải nếu có tính chất chung của cộng đồng làng ví dụ như lễ vào năm (nô rhe), các lễ nông nghiệp (nô Yang Bri), nô R'nuel, nô Yang ue... thì do chủ làng cúng, sau đó ai về nhà nấy để cúng. Nếu việc gì có tính chất gia đình thì gia trưởng lo việc cúng kiếng.3.3.4. Phân hóa giai cấp

Trong xã hội Mạ, tuy vẫn tồn tại quyền công hữu đất đai nguyên thủy, nhưng cũng đã xuất hiện người giầu, kẻ nghèo. Người giầu gọi là Cau pái, là những chủ đất, chủ làng (Tom bri, Tom thá...) là những người có địa vị trong xã hội Mạ.

Người nghèo gọi là Cau ơ pái. Có nơi như xã Lộc Thắng gọi là Cau bngil. Đó là số đông dân trong làng. Trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân thống trị, nhất là thời Mỹ-ngụy, một số vùng tạm chiếm, việc phân hóa xã hội rất phức tạp. ngoài tầng lớp trên, có một tầng lớp xã hội mới được hình thành bao gồm những tay sai của chủ nghĩa thực dân như công chức, ngụy quân, mục sư, thầy giảng, ngụy quyền địa phương (ấp, xã trưởng...). Nhiều người trong số này vẫn phải lao động như mọi người và có quan hệ chặt chẽ với những người cùng tộc họ. Điều khác nhau giữa họ với những người cùng làng là mức sống họ được nâng cao hơn do viện trợ Mỹ đem lại. Trong tay họ có một số máy móc, đất đai do Mỹ-ngụy cấp và thông qua tích lũy của cải làm giầu.3.3.5. Tổ chức gia đình

Cho đến nay người Mạ tồn tại hai hình thức gia đình lớn phụ quyền và gia đình nhỏ phụ quyền. Hai hình thức gia đình này tồn tại ở vùng Mạ, song mỗi nơi tỷ lệ giữa hai loại đó có khác nhau. Vùng Mạ phía tây (Lộc Bắc, Đạ Tẻ) gia đình lớn phụ quyền vẫn còn phổ biến, những vùng ven cao nguyên Blao như Lộc Thắng, Lộc Phước, hình thức gia đình nhỏ phụ quyền lại nhiều hơn.

Trong loại gia đình lớn phụ quyền, các gia đình nhỏ ở chung, nhưng làm ăn 13

riêng. Cũng có nơi các gia đình nhỏ cũng ở chung cùng lao động chung nhưng ăn riêng. Người chủ gia đình lớn là người lớn tuổi nhất của thế hệ cao nhất trong gia tộc.

Trong gia đình lớn, ăn uống được tổ chức từng nhóm gia đình nhỏ, mỗi gia đình có vài ba bếp vừa để sưởi vừa để nấu ăn.

Các đồ dùng như chiêng ché là thuộc quyền sở hữu của gia đình lớn trong đó người chủ gia đình là người trông giữ các vật trên.

Những sinh hoạt về mặt tinh thần như cưới xin, ma chay, uống rượu v.v... đều có tính chất tập thể của gia đình lớn.

Bên cạnh hình thức gia đình lớn đang dần dần tan rã xã hội người Mạ đã xuất hiện ngày càng phổ biến hình thức gia đình nhỏ phụ quyền. Trong gia đình này, quyền hành vẫn thuộc về người đàn ông là chủ yếu. tuy vậy, mọi việc thường được bàn bạc chung giữa hai vợ chồng. Gia đình nhỏ thực sự là một đơn vị kinh tế cá thể. Tuy vậy vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu vết của gia đình lớn phụ hệ.3.3.6. Hôn nhân

Người Mạ vốn cư trú trên một lãnh thổ tương đối độc lập nên từ trước đến nay thường có quan hệ hôn nhân trong nội bộ dân tộc của mình. Tuy vậy họ không cấm quan hệ hôn nhân với các dân tộc khác, nhất là đối với người Kơho.

Hôn nhân con cô, con cậu chỉ thể hiện khi con gái của cậu lấy con trai cô. Trường hợp ngược lại là không được phép. Nếu vợ chết mà người vợ quá cố có em gái chưa lấy chồng (hoặc có chồng đã chết) thì người chồng có thể lấy em vợ nếu như người con gái đó đồng ý. Không được lấy chị gái. Ngược lại khi chồng chết, người vợ có thể lấy em trai chồng (có thể chưa vợ hoặc đã có mà vợ chết) chứ không được lấy anh chồng.

Nếu trái với nguyên tắc trên, người vi phạm bị dân làng phạt ché, một con heo và rượu.

Người con trai vào độ tuổi 15 là đến tuổi kết hôn. Người thanh niên ấy thích cô gái nào thì xin ý kiến cha mẹ đẻ và tìm người mai mối. Người làm mai gọi là "Căn joi pao" và thường là người đàn ông. Hôn nhân ở người Mạ khác với người Kơho ở chỗ người thanh niên quyết định và đi cưới vợ. Còn người Kơho vẫn còn tục lệ "đi bắt chồng" như người Churu. Việc hôn nhân ở vùng Mạ đã xuất hiện quyền quyết định tuyệt đối của cha mẹ. Quyền chủ động hôn nhân là do bên phía nhà trai. Trước đây, ở người Mạ còn có tục dựng vợ gả chồng cho con từ thuở còn bé. Trong trường hợp này bên nhà trai cũng đóng vai trò chủ động. Nhà trai đem một con gà, một ché rượu sang nhà gái để "tỏ bày". Nếu nhà gái không bằng lòng thì không nhận những thứ đó và bằng lòng thì nhận và coi như hứa hôn.

Khi hai đứa bé đó đã đến tuổi trưởng thành thì làm lễ cưới. Nếu lúc này bên nhà gái không muốn cho cưới nữa thì phải trả lại lễ cho nhà trai, còn nếu nhà trai không muốn cưới nữa, thì phải chịu mất đồ hứa hôn và sức lao động trong thời gian ở rể.

Chế độ cư trú sau hôn nhân của người Mạ thiên về cư trú bên chồng. Tuy vậy, 14

sau lễ cưới, người chồng phải sang nhà vợ ở một vài năm nếu nhà nghèo thì có thể lâu hơn. Nhưng nếu nộp đầy đủ hôn lễ cho nhà gái thì chỉ cần ở lại nhà gái 8 ngày. Nếu ai không nộp đủ hôn lễ cho nhà gái thì phải ở rể đến lúc nào nộp xong hôn lễ mới được đưa vợ về nhà mình.

Nếu bên nhà gái muốn bắt chồng về bên nhà mình thì phải nộp đủ số hôn lễ bằng số hôn lễ của nhà trai đi cưới vợ.

Ở vùng Mạ tỷ lệ tử cao hơn sinh nên người Mạ rất ao ước có con. Khi đặt tên cho đứa bé mới sinh họ thường phải hỏi các người già và thường đặt theo tên ông bà đã mất, trong đó con trai đặt tên theo vần tên của chú, bác, cậu, con gái đặt tên theo vần của dì, cô.

Người con trai có quyền được hưởng tài sản của cha mẹ để lại, còn con gái thì thường về nhà chồng nên ít được hưởng các quyền thừa kế tài sản đó. Tuy vậy cũng có gia đình cho con gái một vài đồ vật lặt vặt khi về nhà chồng. Những gia đình không có con trai, mà người con gái lại bắt chồng về ở rể thì họ được quyền hưởng tài sản của cha mẹ để lại.3.3.7. Phong tục tập quán và tín ngưỡng

Những tàn dư tôn giáo nguyên thủy còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Mạ. Người Mạ quan niệm mọi hành động trong đời sống hàng ngày của họ đều do các lực lượng siêu nhiên mà họ gọi là Yang chi phối. Người Mạ thờ cúng rất nhiều Yang như Yang Hiu (thần nhà), Yang Koi (thần lúa), Yang Bri (thần rừng), Yang Bơnơm (thần núi). Cũng như các dân tộc ít người khác ở Tây Nguyên, người Mạ quan niệm có những vị thần thiện (Yang) và có những vị thần ác (Chà). Đối với người Mạ, vị thần tối cao sáng tạo ra mọi vật cũng là Yang Ndu giống như quan niệm của người Kơho. Vì quan niệm mọi sự vật trong đời sống của mình đều diễn ra theo ý muốn của các thần nên người Mạ phải giết súc vật để làm lễ tế thần vào những dịp như được mùa, sinh đẻ, bệnh tật, chết chóc v.v... Do đó hiến sinh súc vật là hình thức biểu hiện cụ thể nhất của những quan niệm của họ về thế giới siêu hình. Lễ hiến sinh lớn nhất là lễ đâm trâu.

Ở người Mạ cũng như ở những dân tộc sống chủ yếu bằng trồng trọt, loại nghi lễ quan trọng và đều đặn là nghi lễ tiến hành vào những khâu trong quá trình canh tác. Trong một chu kỳ làm rẫy hàng năm, người Mạ đã cúng nhiều lễ để cầu xin các thần phù hộ cho lao động của họ được kết quả tốt, khỏi bị thiên tai làm cho mất mùa, đói kém.

Nếu như trong lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng, người Mạ còn lưu giữ nhiều lễ nghi rườm rà trong sản xuất, những phong tục tập quán lạc hậu, kiêng cữ trong đời sống, sinh nở, ma chay, đem lại những tác dụng tiêu cực thì trái lại, họ lại có một kho tàng văn học nghệ thuật dân gian quý giá phản ánh cảnh quan địa lý, môi trường sinh sống và cuộc sống tinh thần khá phong phú và độc lập của họ.3.4. Đặc điểm của người Tày

15

Nhóm dân tộc Tày là một cộng đồng của người dân nói ngôn ngữ Tày-Thái, Cộng đồng người Tày hiện nay đã có 6605 người ở Lâm Đồng. Cư trú tập trung nhiều nhất ở xã Tùng Nghĩa, xã Đức Trọng và các huyện khác.

Nguồn sống chính của người Tày là nông nghiệp, ruộng nước. Nền nông nghiệp Tày đã phát triển tương đối cao. Ngoài lúa nước là cây lương thực chính, đồng bào còn trồng thêm ngô, khoai, sắn và các loại cây thực phẩm khác và thuốc lá trên những nương định canh. Đó cũng là nguồn thu nhập quan trọng của đồng bào Tày.

Đời sống tinh thần truyền thống của người Tày có nhiều yếu tố tích cực, lành mạnh cần phát huy. Tuy nhiên, trong đó cũng có những yếu tố đã trở nên lạc hậu cần có phương thức thích hợp để từng bước xóa bỏ...

Những yếu tố tích cực được thể hiện trong văn học - nghệ thuật dân gian. Trước hết đó là loại truyện cổ thường đề cập đến nguồn gốc của những hiện tượng tự nhiên, xã hội, lịch sử, tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn những người đã có công với làng xóm, quê hương, đất nước, và nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, hoặc lên án những bất công trong xã hội đương thời...

Nhiều truyện cổ, ca dao, dân ca, nêu cao vai trò của lao động, ngợi ca nhân nghĩa, lòng chung thủy và đề cao tài năng, trí tuệ của con người...

Ngày nay, người Tày đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới, góp phần vào công cuộc xây dựng tỉnh Lâm Đồng ngày một văn minh, giàu đẹp...

3.5. Đặc điểm của người Nùng

Người Nùng là một dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái. Tại tỉnh Lâm Đồng (theo tổng điều tra dân số l-4-1989) có trên có trên 8.491 người Nùng sinh sống. Đồng bào tụ cư đông nhất tại xã Tùng Nghĩa, huyện Đức Trọng. Ngoài ra còn cư trú rải rác ở các huyện khác như Đơn Dương (xã Ka Đô) v.v...

Người Nùng là một cư dân nông nghiệp lâu đời, canh tác ruộng nước và các loại hoa mầu trên rẫy. Định canh và thâm canh là cách sinh sống chính của họ.

Cùng với trồng trọt, người Nùng còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm về chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là tạo một giống lợn nội địa cho năng suất khá cao đó là Lợn Mường Khương

. Hiện nay, mọi người đều được học chữ quốc ngữ. Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện cho người Nùng phát triển kinh tế - xã hội- và sự nghiệp văn hoá giáo dục và y tế của chính mình.

3.6. Đặc điểm của người K’Ho

Địa bàn cư trú chủ yếu là tỉnh Lâm Đồng, bao gồm nhiều nhóm địa phương như: Cơ Ho Srê, Cơ Ho Chil, Cơ Ho Nộp, Cơ Ho Lạt, Cơ Ho Cờ Dòn.

Ngành kinh tế chủ đạo của người Cơ Ho là trồng trọt, và tùy theo đặc điểm địa lý và xã hội của mỗi nhóm mà ngành trồng trọt ở mỗi nhóm có những nét khác nhau. Người Cơ Ho Chil, Cơ Ho Dòn, Cơ Ho Nộp cư trú ở vùng núi cao, nên phát rừng, làm rẫy là canh tác chính và ngô, lúa rẫy, sắn là nguồn lương thực chủ yếu của họ. Trong khi đó, phương thức canh tác chủ đạo của người Srê là trồng lúa trên ruộng nước nên cơm gạo là thức ăn chính trong vùng Srê.

16

Về xã hội, bon là làng truyền thống theo kiểu một công xã nông thôn hoặc công xã láng giềng, mang đậm dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ. Dựa trên cơ sở cư trú trong những căn nhà dài, kế cận nhau theo nhóm dòng họ.

.3.7. Kết quả điều tra kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số3.7.1. Mẫu điều tra, phương pháp chọn mẫu

Có 28 hộ gia đình (trong số 142 hộ gia đình EM từ khu vực tiểu dự án) đã được lấy mẫu - một cách ngẫu nhiên.3.7.2. Thông tin chung về chủ hộ dân tộc thiểu số

Qua kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 28 hộ điều tra, chủ hộ là nam luôn chiếm tỷ lệ lớn với 26 người là chủ hộ chiếm 92,9%, còn lại 2 hộ có chủ hộ là nữ giới chiếm tỷ lệ 7,1%.

Bảng 1. Thông tin chung về chủ hộ dân tộc thiểu sốSTT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ (%)

I Tổng số hộ điều tra hộ 28II Giới tính2.1 Chủ hộ là nam người 26 92,92.2 Chủ hộ là nữ người 2 7,1III Tuổi3.1 Tuổi bình quân tuổi 47,13.2 Từ 18 đến 30 người 1 4,23.3 Từ 31 đến 40 người 2 29,23.4 Từ 41 đến 50 người 20 35,43.5 Từ 51 đến 60 người 5 20,83.6 Trên 60 tuổi người 0 0,0IV Trình độ văn hóa chủ hộ4.1 Mù chữ người 0 0,04.2 Tiểu học người 5 18,84.3 Trung học cơ sở người 18 58,34.4 Phổ thông trung học người 5 16,74.5 Trung cấp/dạy nghề người 0 0,04.6 Cao đẳng/Đại học người 0 0,0V Tình trạng hôn nhân

5.1 Có vợ/chồng người 28 100,05.2 Độc thân người 0 0,05.3 Góa người 0 0,05.4 Ly hôn người 0 0,0

Nguồn: Số liệu điều traVề trình độ văn hóa của chủ hộ cho thấy đa phần chủ hộ học đến phổ thông

17

trung học với 28 người chiếm tỷ lệ 58,6%, sau đó là đến bậc học tiểu học với 9 người chiếm tỷ lệ 18,8% và bậc học phổ thông trung học với 8 người chiếm tỷ lệ 16,7%. Chủ hộ có trình độ trung cấp chỉ chiếm có 6,3% với 3 người. Không có chủ hộ nào mù chữ và có trình độ đại học/cao đẳng.

Về tình trạng hôn nhân của chủ hồ thì có 41 người có vợ, có chồng chiếm tỷ lệ 85,4%. Có 5 chủ hộ góa và 1 chủ hộ độc thân chiếm tỷ lệ 14,6% ở 2 đối tượng trên.

Tình trạng việc làm hiện nay của hộ qua bảng 3 cho thấy. Chủ hộ làm nông nghiệp chiếm phần lớn với 36 người, chiếm tỷ lệ 75%, sau đó là đến làm thuê/làm mướn với 5 người chiếm tỷ lệ 10,4%. Còn lại chủ hộ mất sức lao động và cán bộ công nhân viên Nhà nước là 3 người chiếm tỷ lệ 6,3%. Chủ hộ buôn bán/dịch vụ có 1 người chiếm tỷ lệ 2,1%. Đặc biệt không có chủ hộ nào làm tiểu thủ công nghiệp tại 2 xã bị ảnh hưởng của người dân tộc thiểu số.

Bảng 3.2. Thông tin về việc làm chính của chủ hộ người dân tộc thiểu số

STT Việc làmĐơn vị

tínhSố lượng

Tỷ lệ (%)

1 Mất sức lao động người 3 6,3

2 Nông lâm nghiệp người 36 75,0

3 Buôn bán, dịch vụ người 1 2,1

4 Cán bộ, công nhân viên Nhà nýớc người 3 6,3

5 Học sinh, sinh viên người 0 0,0

6 Tiểu thủ công nghiệp người 0 0,0

7 Công nhân người 0 0,0

8 Lực lượng vũ trang người 0 0,0

9 Nội trợ người 0 0,0

10 Hýu trí người 0 0,0

11 Làm thuê/làm mýớn người 5 10,4

12 Không có việc làm người 0 0,0

13 Không phù hợp người 0 0,0

Tổng người 48 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra3.7.3. Thông tin về kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số

Tiểu dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đạ Tẻh được tiến hành thực hiện trên địa bàn xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Lâm Đồng. Việc tiến hành xây dựng dự án sẽ ảnh hưởng tạm thời về đất đai của 244 hộ bị ảnh hưởng đến diện tích

18

đất nông nghiệp khi tiến hành sửa chữa đập do không còn nguồn nước để sản xuất nông nghiệp trong đó có 223 hộ dân tộc thiểu số.

Qua kết quả điều tra về kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng cho thấy số thành viên trong các hộ như sau: Hộ gia đình có 1 người có 1 hộ chiếm tỷ lệ 2,1%, hộ gia đình có từ 2 đến 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 85,4% và hộ gia đình có từ 5 người trở lên chiếm tỷ lệ 12,5% với 6 hộ trong tổng số 48 hộ được điều tra.

Bảng 3.3. Số thành viên trong hộ

STT Số người trong hộ Đơn vị tính Số lượngTỷ lệ (%)

1 1 người hộ 1 2,12 Từ 2-4 người hộ 41 85,43 Từ 5 người trở lên hộ 6 12,5

Tổng 48 100,0Nguồn: Số liệu điều tra

Trong tổng số 48 hộ được điều tra có 165 người với tỷ lệ nam giới là 51,5% và nữ là 48,5%. Trong tổng số 165 người của 48 hộ có 2 người dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 1,2%, 2 người dân tộc kinh đều là phụ nữ và họ lấy chồng người dân tộc thiểu số. Nhóm tuổi của người bị ảnh hưởng như sau:

- Dưới 18 tuổi có 42 người chiếm tỷ lệ 25,5%;- Từ 18 đến 30 tuổi có 24 người chiếm tỷ lệ 14,5%;- Từ 30 đến 40 tuổi có 36 người chiếm tỷ lệ 21,8%, đây là số thành viên chiếm tỷ

lệ cao nhất trong cơ cấu theo độ tuổi; - Từ 40 đến 50 tuổi có 26 người chiếm tỷ lệ 15,8%;- Từ 50 đến 60 tuổi có 23 người chiếm tỷ lệ 13,9%- Trên 60 tuổi có 14 người chiếm tỷ lệ 8,5%.

Đa phần số người trong các hộ được điều tra đều có gia đình, số người có vợ/chồng là 91 người chiếm tỷ lệ 55,2%, sau đó đến số người độc thân với 63 người chiếm tỷ lệ 38,2% và có 10 người góa với tỷ lệ 6,1% do tuổi già, trong tổng số 165 người được điều tra có 01 người ly hôn.Bảng 3.4. Thông tin chung về kết quả điều tra kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số

STT Nội dungĐõn vị

tínhSố

lượngTỷ lệ (%)

1 Tổng số hộ điều tra hộ 282 Số người điều tra người 95 100,0

Nam người 45 47,3Nữ người 50 52,7

3 Dân tộc 95 100,0Kinh người 3 3,2Châu Mạ người 92 96,8

19

STT Nội dungĐõn vị

tínhSố

lượngTỷ lệ (%)

4 Độ tuổi 95 100,0Dýới 18 tuổi người 22 23,1Từ 18 đến 30 người 11 11,6Từ 30 đến 40 người 16 16,8Từ 40 đến 50 người 18 18,9Từ 50 đến 60 người 13 13,7Trên 60 tuổi người 15 15,8

5 Tình trạng hôn nhân 95 100,0Độc thân người 33 34,7Có vợ/chồng người 48 50,5Ly hôn người 0 0,0Ly thân người 0 0,0Góa người 14 14,7

Nguồn: Số liệu điều traVề trình độ văn hóa trong tổng số 95 người không có người mù chữ; có 32

người đang học và học tiểu học chiếm tỷ lệ 19,4%; 74 người đang học và học ở bậc trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 44,8%, đây là tỷ lệ cao nhất trong tất cả các bậc học của những người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng. Có 41 người học phổ thông trung học chiếm tỷ lệ 24,8%; số người học trung cấp/dạy nghề có 7 thành viên chiếm tỷ lệ 4,2%. Số người học cao đẳng/đại học không có người nào và số trẻ em chưa đến tuổi đi học là 10 người chiếm tỷ lệ 6,1%.

Nhìn chung, trình độ học vấn của các hộ bị ảnh hưởng tương đối cao so với mặt bằng chung của tỉnh Lâm Đồng, điều này sé có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế của hộ nhất là đối với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển đổi nghề nghề nghiệp của hộ khị bị ảnh hưởng về đất sản xuất.

Bảng 3.5. Trình độ văn hóa

STT Trình độ vãn hóaĐõn vị

tínhSố

lượngTỷ lệ (%)

1 Mù chữ người 0 0,02 Tiểu học người 32 19,43 Trung học cõ sở người 74 44,84 Phổ thông trung học người 41 24,85 Trung cấp/dạy nghề người 7 4,26 Cao đẳng/đại học người 0 0,07 Chýa đi học người 10 6,18 Không biết người 1 0,6

Tổng cộng 165 100,0

20

Nguồn: Số liệu điều traVề việc làm chính của người bị ảnh hưởng trong cộng đồng người dân tộc thiểu

số hiện nay như sau: có 89 người làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ 53,9% trong tổng số 165 người; tiếp đến có 39 người đang là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 23,6%; có 10 người với công việc chính là làm thuê chiếm tỷ lệ 6,1%; tỷ lệ người mất sức lao động là 4,8%, cán bộ công nhân viên Nhà nước là 2,4%, buôn bán, làm dịch vụ là 1,2%. Còn lại là làm các công việc khác nhưng với tỷ lệ nhỏ như hưu trí, lực lượng vũ trang, công nhân với tỷ lệ 0,6%. Đặc biệt không có thành viên nào làm tiểu thủ công nghiệp.

Bảng 3.6. Nghề nghiệp chính của các thành viên dân tộc thiểu số

STT Việc làm chínhĐõn vị

tínhSố

lượngTỷ lệ (%)

1 Mất sức lao động người 8 4,82 Nông lâm nghiệp người 89 53,93 Buôn bán, dịch vụ người 2 1,24 Cán bộ, công nhân viên Nhà nýớc người 4 2,45 Học sinh, sinh viên người 39 23,66 Tiểu thủ công nghiệp người 0 0,07 Công nhân người 1 0,68 Lực lượng vũ trang người 1 0,69 Nội trợ người 0 0,0

10 Hýu trí người 1 0,611 Làm thuê/làm mýớn người 10 6,112 Không có việc làm người 0 0,013 Không phù hợp người 10 6,1

Tổng cộng 165 100,0Nguồn: Số liệu điều tra

3.7.4. Mức thu nhập của các hộ bị ảnh hưởngĐịa bàn tiểu dự án có mức bình quân thu nhập tính theo đầu người đạt 24 triệu

đồng/năm. Theo số liệu điều tra, mức sống và thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án trong xã như sau:

Thu nhập bình quân của hộ bị ảnh hưởng đạt 53,754 triệu đồng/hộ/năm, đây là mức thu thấp so với thu nhập bình quân chung của toàn xã.

Ở mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/năm/hộ có 1 hộ chiếm tỷ lệ 2,1%; ở mức thu nhập từ 10 đến 20 triệu đồng/năm/hộ có 6 hộ chiếm tỷ lệ 12,5%; mức thu nhập từ 20 đến 40 triệu đồng/năm/hộ có 15 hộ chiếm tỷ lệ 31,3%; mức thu nhập từ 40 đến 60 triệu đồng/năm/hộ có 11 hộ chiếm tỷ lệ 22,9%; mức thu nhập từ 60 đến 100 triệu đồng/năm/hộ có 10 hộ chiếm tỷ lệ 20,8% và ở mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm/hộ có 5 hộ chiếm tỷ lệ 10,4%.

Về cơ cấu nguồn thu nhập cho thấy thu nhập từ tiền lương/tiền công luôn chiếm

21

tỷ lệ cao nhất với 55,5% sau đó là đến thu nhập từ nông nghiệp với 38,1%. Đặc biệt không có hộ nào có thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp bởi vì với đặc điểm vùng dự án là một xã thuần nông nên tiểu thủ công nghiệp không phát triển.

Cũng qua cơ cấu nguồn thu nhập cho ta thấy khi mức thu nhập càng cao thì tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp càng giảm và thu nhập từ hoạt động tiền lương, tiền công càng tăng lên. Cụ thể ở mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/năm/hộ thì 100% nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp, ở mức thu nhập từ 20 đến 40 triệu đồng/năm/hộ cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp giảm xuống còn 59,1% và tiền lương, tiền công tăng lên 52,9% và khi ở mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm/hộ thì thu nhập từ nông nghiệp chỉ còn 8,3% và thu nhập từ hoạt động tiền công, tiền lương tăng lên 85,2% còn lại là các nguồn thu khác với tỷ lệ nhỏ.

Qua đó cho thấy, khi mà mức thu nhập càng cao thì nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp càng nhỏ và chứng tỏ thu nhập từ nông nghiệp chỉ đóng một phần nhỏ trong các hộ có nguồn thu nhập cao.

Bảng 3.7. Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ dân tộc thiểu sốĐơn vị tính: %

STT Mức thu nhậpTính

chung

Dýới 10

tr.đ/nãm

Từ 10-20

tr.đ/nãm

Từ 20-40

tr.đ/nãm

Từ 40-60

tr.đ/nãm

Từ 60-100

tr.đ/nãm

Trên 100

tr.đ/nãm1 Số lượng hộ (hộ) 48 1 6 15 11 10 5

Tỷ lệ 100,0 2,1 12,5 31,3 22,9 20,8 10,42 Nguồn thu

Thu từ nông nghiệp 38,1 100,0 89,9 59,1 46,9 35,1 8,3Buôn bán, dịch vụ, kinh doanh 4,3 0,0 0,0 0,0 0,0 8,5 6,5Tiểu thủ công nghiệp 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0Lýõng/tiền công 55,5 0,0 4,9 40,9 52,9 50,6 85,2Tiền tiết kiện, tiền cho/biếu, tiền gửi

0,2 0,0 4,9 0,0 0,0 0,0 0,0

Tiền hỗ trợ gia đình chính sách/có công với cách mạng

1,9 0,0 0,0 0,0 0,2 5,8 0,0

Nguồn: Số liệu điều traCùng với mức thu nhập, mức chi tiêu của các hộ cũng có sự chênh lệch nhau

tương đối lớn. Ở mức chi tiêu dưới 10 triệu/năm/hộ có 1 hộ chiếm tỷ lệ 2,1%.; ở mức chi tiêu từ 10 đến 20 triệu đồng/năm/hộ có 6 hộ chiếm tỷ lệ 12,5%; mức chi từ 20 đến 40 triệu đồng/năm/hộ có 24 hộ chiếm tỷ lệ 50,0%; mức chi tiêu từ 40 đến 60 triệu đồng/năm/hộ có 9 hộ chiếm tỷ lệ 18,8%; mức chi từ 60 đến 100 triệu đồng/năm/hộ có 5 hộ chiếm tỷ lệ 10,4% và ở mức chi trên 100 triệu đồng/năm/hộ có 3 hộ chiếm tỷ lệ 6,3%.

Về cơ cấu chi cho thấy chi cho sinh hoạt gia đình luôn chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,8% sau đó là đến chi cho xây dựng nhà cửa với tỷ lệ 29,2%, mặc dù chi phí cho xây dựng nhà cửa có rất ít hộ thực hiện và không thường xuyên qua các năm nhưng đây là một khoản chi luôn chiếm số lượng tiền cao nhất trong các khoản chi của hộ. Nhìn

22

chung các hộ đều có các khoản chi thường xuyên qua các năm như giáo dục, y tế, học hành, sản xuất...

Cũng qua cơ cấu các khoản chi phí cho thất ở mức chi thấp, dưới 10 triệu đồng/năm/hộ thì phần lớn chi cho tiêu dùng hàng ngày lên đến 71,4% và sau đó là chi phí cộng đồng với 28,6%, khi mức phí tăng cao thì chi phí cho tiêu dùng hàng ngày sẽ giảm xuống và sẽ có nhiều khoản chi phí khác, như ở mức chi phí từ 20 đến 40 triệu đồng/năm/hộ, đây là mức chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất thì chi cho tiêu dùng hàng ngày còn 53,2%, sau đó là đến chi phí cho sản xuất với tỷ lệ 15,1%, chí phí cộng đồng 14,1% còn lại là các khoản chi khác. Ở mức chi phí cao nhất trên 100 triệu đồng/năm/hộ thì chi phía xây dựng, sửa chữa nhà cửa có tỷ lệ cao nhất lên đến 77,6% và chi phí chi tiêu dùng hàng ngày chỉ còn 11,9%, sau đó là đến chi phí chăm sóc sức khỏe với 3,6%, chi phí giáo dục 3,2% chi cho sản xuất 2,4% và chi phí cộng đồng chỉ có 1,3% ở mức chi trên 100 triệu đồng/năm/hộ

Bảng 3.8. Mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của hộ dân tộc thiểu sốĐơn vị tính: %

STT Mức chiTính

chung

Dýới 10

tr.đ/nãm

Từ 10-20

tr.đ/nãm

Từ 20-40

tr.đ/nãm

Từ 40-60

tr.đ/nãm

Từ 60-100

tr.đ/nãm

Trên 100

tr.đ/nãm1 Số lượng hộ (hộ) 48 1 6 24 9 5 3

Tỷ lệ 100,0 2,1 12,5 50,0 18,8 10,4 6,32 Các khoản chi

Chi tiêu dùng hàng ngày 36,8 71,4 55,4 53,2 53,5 39,9 11,9Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 29,2 0,0 0,0 2,8 0,0 7,5 77,6Giáo dục 7,6 0,0 10,9 8,2 9,6 13,8 3,2Chãm sóc sức khỏe 7,3 0,0 1,3 6,6 8,8 17,1 3,6

Chi phí cộng đồng 9,3 28,6 20,9 14,1 13,1 11,6 1,3

Chi cho hoạt động sản xuất của gia đình

9,7 0,0 11,5 15,1 14,9 10,1 2,4

Chi khác 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Nguồn: Số liệu điều tra

3.7.5. Điều kiện sống của các hộ dân tộc thiểu sốVề nhà ở của các hộ dân tộc thiểu số được điều tra tổng số 48 hộ thì có 15 hộ có

nhà ở kiên cố chiếm tỷ lệ 31,3%, nhà ở bán kiên cố (nhà cấp 4) có 30 hộ chiếm tỷ lệ 62,5% , có 2 hộ ở nhà gỗ, lợp lá chiếm tỷ lệ 4,2% và chỉ có 1 hộ ở nhà tạm chiếm tỷ lệ 2,1%.

Bảng 3.9. Loại nhà của các hộ dân tộc thiểu số được điều tra

TT Loại nhà ởSố lượng

(hộ)Tỷ lệ (%)

1 Nhà kiên cố 15 31,32 Nhà bán kiên cố 30 62,53 Nhà gỗ, lớp lá 2 4,2

23

4 Nhà tạm 1 2,15 Không có nhà 0 0,0

Tổng cộng 48 100,0Nguồn: Số liệu điều tra

Đối với nguồn nước dùng trong ăn uống, tắm giặt và nước sản xuất của hộ như sau:

- Có 95,8% số hộ được điều tra có nguồn nước ăn uống và tắm giặt từ các giếng khoan và giếng đào, 2,1% số hộ có nguồn nước ăn uống từ hồ thủy lợi và kênh rạch tự nhiên

- Có 100% số hộ bị ảnh hưởng sử dụng nguồn nýớc từ hồ thủy lợi trong sản xuất.

Bảng 3.10. Nguồn nước dùng trong sản xuất và sinh hoạt của hộ dân tộc thiểu số

TT Nguồn nýớc dùng trong gia đinhSố lượng

(hộ)Tỷ lệ (%)

1 Nguồn nýớc ãn uống 48 100,01.1 Sông ngòi/kênh rạch tự nhiên 1 2,11.2 Lấy nýớc từ hồ thủy lợi 1 2,11.3 Giếng khoan/giếng đào 46 95,81.4 Hệ thống cung cấp nýớc sạch của Nhà nýớc 0 0,01.5 Hệ thống thủy lợi 0 0,01.6 Nýớc mýa 0 0,02 Nguồn nýớc tắm giặt 48 100,0

2.1 Sông ngòi/kênh rạch tự nhiên 1 2,12.2 Lấy nýớc từ hồ thủy lợi 1 2,12.3 Giếng khoan/giếng đào 46 95,82.4 Hệ thống cung cấp nýớc sạch của Nhà nýớc 0 0,02.5 Hệ thống thủy lợi 0 0,02.6 Nýớc mýa 0 0,03 Nýớc sản xuất 48 100,0

3.1 Sông ngòi/kênh rạch tự nhiên 0 0,03.2 Lấy nýớc từ hồ thủy lợi 48 100,03.3 Giếng khoan/giếng đào 0 0,03.4 Hệ thống cung cấp nýớc sạch của Nhà nýớc 0 0,03.5 Hệ thống thủy lợi 0 0,03.6 Nýớc mýa 0 0,0

24

Nguồn: Số liệu điều traTheo kết quả điều tra kinh tế - xã hội của 48 hộ dân tộc thiểu số thì có 3 hộ

không có nhà vệ sinh chiếm tỷ lệ 6,3%; 6 hộ có nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại chiếm tỷ lệ 12,5%; 19 hộ có nhà vệ sinh 2 ngăn chiếm tỷ lệ 39,6% và 19 hộ sử sử dụng nhà vệ sinh đơn giản chiếm tỷ lệ 39,6%. Có 1 hộ có nhà vệ sinh khác chiếm tỷ lệ 2,1%.

Bảng 3.11. Nhà vệ sinh của các hộ dân tộc thiểu số

STT Loại nhà vệ sinhSố lượng

(hộ)Tỷ lệ (%)

1 Không có nhà vệ sinh 3 6,32 Nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại 6 12,53 Nhà vệ sinh hai ngãn 19 39,64 Nhà vệ sinh đõn giản 19 39,65 Loại khác 1 2,1

Tổng cộng 48 100,0Nguồn: Số liệu điều tra

Về nguồn năng lượng thắp sáng có 48 hộ được điều tra chiếm tỷ lệ 100% dùng điện lưới và tất cả các hộ trong xã đều sử dụng điện lưới trong thắp sáng.

Bảng 3.12. Nguồn năng lượng thắp sáng

STT Nguồn nãng lượng thắp sángSố lượng

(hộ)Tỷ lệ (%)

1 Điện lýới 48 100,02 Dầu hỏa 0 0,03 Gas, hõi đốt 0 0,04 Điện ắc quy, máy nổ, thủy điện nhỏ 0 0,05 Khác 0 0,0

Tổng cộng 48 100,0Nguồn: Số liệu điều tra

Là một xã miền núi, đa số các hộ bị ảnh hưởng đều có diện tích rừng nên nguồn nhiên liệu đun nấu chính của hộ chủ yếu bằng củi. Trong tổng số 48 hộ được điều tra có 44 hộ thường xuyên đun nấu bằng củi chiếm tỷ lệ 91,7%. Có 4 hộ thường xuyên đun nấu bằng gas chiếm tỷ lệ 8,3%.

Bảng 3.13. Loại nhiên liệu chính dùng để dung nấu

STT Nguồn nhiên liệu đun, nấuSố lượng

(hộ)Tỷ lệ (%)

1 Củi 44 91,72 Than 0 0,03 Dầu hỏa 0 0,04 Gas 4 8,35 Rõm, rạ, lá cây 0 0,0

25

6 Biogas 0 0,07 Điện 0 0,08 Khác 0 0,0

Tổng cộng 48 100,0Nguồn: Số liệu điều tra

3.8. Tài sản và những đồ dùng thiết yếu của hộVề các tài sản và đồ dùng thiết yếu của các hộ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng,

qua kết quả điều tra về kinh tế-xã hội cho thấy: Có 93,8% số hộ bị ảnh hưởng có vô tuyến để xem hàng ngày, 01 hộ có xe ô tô

dùng để kinh doanh vận tải chiếm tỷ lệ 2,1%, có 31 hộ có tủ lạnh chiếm tỷ lệ 64,6%. Số hộ có xe máy là 41 hộ chiếm tỷ lệ 85,4% chỉ có 4 hộ không có xe máy. Có 3 hộ có điện thoại có định chiếm tỷ lệ 6,3% và 47 hộ có điện thoại di động chiếm tỷ lệ 97,9%. Có 19 hộ có bếp gas nhưng chỉ có 4 hộ thường xuyên sử dụng gas trong đun nấu hàng ngày, có 1 hộ có máy tính và 1 hộ có máy giặt chiếm tỷ lệ 2,1%.

Không có hộ nào có Internet, điều hòa nhiệt độ và bình nóng lạnh.

Bảng 3.14. Các đồ dùng thiết yếu của hộ

TT Loại tài sảnCó Không

Hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Vô tuyến 45 93,8 3 6,32 Ghe xuồng máy 0 0,0 48 100,03 Xe ô tô 1 2,1 47 97,94 Tủ lạnh 31 64,6 17 35,45 Xe máy/ xe đạp điện 41 85,4 7 14,66 Điện thoại cố định 3 6,3 45 93,87 Điện thoại di động 47 97,9 1 2.18 Bếp gas 19 39,6 29 60,49 Internet 0 0,0 48 100,010 Điều hòa nhiệt độ 0 0,0 48 100,011 Máy tính 1 2,1 47 97,912 Máy giặt 1 2,1 47 97,913 Bình nóng lạnh 0 0,0 48 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra3.9. Cuộc sống của các hộ dân tộc thiểu số

Theo kết quả điều tra về kinh tế - xã hội của các hộ dân tộc thiểu số cho thấy:- Ở mức sống khá giả chỉ có 1 hộ chiếm tỷ lệ 2,1%;- Có 36 hộ dân tộc thiểu số có mức sống trung bình chiếm tỷ lệ 75,0% hộ;- Ở mức sống có túng thiếu có 6 hộ chiếm tỷ lệ 12,5%;

26

- Có 5 có mức sống nghèo đói chiếm tỷ lệ 10,47%. Như vậy, so với mặt bằng chung toàn tỉnh tỷ hộ hộ nghèo đói là tương đối cao.Trong năm qua có 15 hộ vẫn còn tình trạng thiếu lương thực trong đó có 4 hộ bị

trong tình trạng thiếu lương thực từ 1-2 tháng chiếm tỷ lệ 8,3%; 09 hộ thiếu từ 3 đến 4 tháng chiếm tỷ lệ 18,8% và có 2 hộ thiếu trên 4 tháng chiếm tỷ lệ 2,4%. Còn lại 33 hộ chiếm tỷ lệ 68,8% không bị thiếu lương thực trong vòng 12 tháng qua.

Có 28 hộ cho rằng điều kiện sống trong 3 năm gần đây tốt hơn chiếm tỷ lệ 58,3%, 13 cho rằng không thay đổi chiếm tỷ lệ 27,1% và 7 cho rằng điều kiện sống trong 3 năm gần đây kém hơn chiếm tỷ lệ 14,6%.

Bảng 3.15. Mức sống của các hộ bị ảnh hưởng

STT Mức sốngSố lượng

(hộ)Tỷ lệ (%)

1 Mức sống của hộ gia đình thuộc loại 48 100,0Khá giả 1 2,1Trung bình 36 75,0Có túng thiếu 6 12,5Nghèo đói 5 10,4

2 Thiếu lýõng thực trong 12 tháng qua 48 100,0Có, thiếu 1-2 tháng 4 8,3Có, thiếu 3-4 tháng 9 18,8Có, thiếu trên 4 tháng 2 4,2Không thiếu 33 68,8

3 Điều kiện sống trong 3 nãm gần đây 48 100,0Không thay đổi 13 27,1Tốt hõn 28 58,3Kém hõn 7 14,6

Nguồn: Số liệu điều tra

27

4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI

4.1. Phương pháp tham vấn cộng đồngLà một phần của đánh giá xã hội thực hiện cho tiểu dự án này, tham khảo ý kiến

với các dân tộc thiểu số có mặt trong vùng dự án, và đã được tiến hành tự do, có thông báo trước. Mục đích của tham vấn là để a) thông báo cho các dân tộc thiểu số hiện diện trong khu vực tiểu dự án của dự án tác động tiềm năng (bất lợi và tích cực), b) ý kiến phản hồi từ các dân tộc thiểu số (trên cơ sở xác định tác động), và c) đề xuất các hoạt động phát triển để đảm bảo người dân tộc thiểu số hiện diện trong khu vực tiểu dự án có thể nhận được lợi ích kinh tế xã hội (từ dự án) có văn hóa thích hợp với họ, và trên cơ sở các bên trên, xác nhận nếu có sự hỗ trợ cộng đồng rộng cho việc thực hiện tiểu dự án.4.2. Phương pháp tham vấn

Cách thức điều tra khác nhau, chẳng hạn như: các nhóm tập trung thảo luận, phỏng vấn cung cấp thông tin quan trọng, quan sát hiện trường và điều tra hộ gia đình, được sử dụng để thu thập thông tin phản hồi từ các dân tộc thiểu số. Tham vấn với họ một cách tự do, được thông báo trước, thông tin theo cách thức phù hợp (FPIC).

• Kỹ thuật điều tra: trong khi sử dụng trên kỹ thuật tham vấn, chuyên gia tư cần duy trì được sự thoải mái liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ khi tham vấn với các dân tộc thiểu số. Trước khi tiến hành tham vấn, cần điều tra tìm hiểu về dân tộc thiểu số để đảm bảo các dân tộc thiểu số để được tư vấn, tham vấn trên một ngôn ngữ chung khi tham khảo ý kiến. Thực tế đối với tiểu dự án này, người dân tộc thiểu số là từ Ma, K'Ho, Tày, Nùng ... họ đã xác nhận trước phiên họp tham khảo ý kiến rằng họ thoải mái khi sử dụng tiếng Việt. Do đó, các tham vấn đã được tiến hành bằng cách sử dụng tiếng Việt. Để đảm bảo dân tộc thiểu số khi tham vấn được thoải mái, mỗi nhóm DTTS được tư vấn một cách riêng biệt. Một người địa phương (từ nhóm dân tộc thiểu số cùng) sẽ được mời tham gia tư vấn trong trường hợp sử dụng ngôn ngữ DTTS để duy trì việc trao đổi thông tin thông suốt giữa các dân tộc thiểu số và các nhóm tư vấn. Các nhà nghiên cứu đều là những người có kinh nghiệm và chuyên môn về dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Quá trình tham vấn: tham vấn thực hiện trong tháng 3 năm 2015 với 28 hộ dân. Công việc chính trong quá trình tham vấn là thảo luận nhóm, quan sát người tham gia, mở các cuộc họp cộng đồng (như đã đề cập ở trên). Lưu ý, xác định tác động với mỗi hộ gia đình bằng điều tra, tham vấn dựa trên nguyên tắc tự do, được thông báo trước, thông tin theo cách thức phù hợp (FPIC).4.3. Kết quả tham vấnĐể cho đồng bào dân tộc thiểu số để thể hiện ý kiến, nguyện vọng của mình ,tham vấn được tổ chức công khai dưới hình thức tư vấn bằng bảng câu hỏi về tình hình kinh tế-xã hội của gia đình và địa phương, trong đó có trình bày nguyện vọng  và yêu cầu của các dân tộc thiểu số.

28

Thời gian tham vấn: 28/3/2015 .Địa điểm: Xã Mỹ Đức và Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng .Đối tượng tham vấn: Nhóm dân tộc Mạ .Số hộ tham dự: 28 hộ.

Tóm tắt các ý kiếnCác hộ gia đình dân tộc thiểu số đồng ý với việc thực thi dự án vì các lý do:Hồ chứa nước Đạ Tẻh ở địa phương đã xuống cấp, không giải quyết được hoàn

toàn các vấn đề về nước sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của 2 xã Mỹ Đức và Quảng Trị.

Việc Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đạ Tẻh có hiệu quả hơn, đồng thời có thể thay đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả hơn, mở rộng diện tích sản xuất, tăng vụ.

Cộng đồng dân tộc thiểu số được Chính phủ tạo điều kiện tiếp cận với các dịch vụ công cộng. Tuy nhiên họ vẫn nghèo vì thiếu đất sản xuất và gia đình có nhiều người phụ thuộc. Điều này dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo đói đối với dân tộc thiểu số còn cao, tỷ lệ học sinh bỏ học cao...

Nhiều hộ gia đình bị mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước do chất lượng nước sinh hoạt kém hoặc thiếu nước cho sinh hoạt. Họ vẫn có thói quen sử dụng nhà vệ sinh không hợp vệ sinh hoặc không có nhà vệ sinh.

Người DTTS xã Mỹ Đức đều ủng hộ việc thực hiện dự án và mong dự án được triển khai sớm. Tóm tắt nguyện vọng của cộng đồng dân tộc thiểu số

Hỗ trợ ảnh hưởng, phục hồi thu nhập: Tất cả các hộ được phỏng vấn và những người tham gia buổi tham vấn đều mong muốn được hỗ trợ bằng vật tư như giống, phân bón hoặc tiền mặt .

Cung cấp nước sạch hợp vệ sinh: Hầu hết các hộ DTTS trong khu vực dự án đang sử dụng nước giếng khoan và giếng đào và nước mưa cho sinh hoạt nhưng số hộ sử dụng nước mưa trong 2 xã có hộ dân tộc thiểu số rất ít. Vì vậy mong muốn của cộng đồng dân tộc thiểu số vùng tiểu dự án là được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh từ các nguồn nước hiện có trong thôn.

Hỗ trợ nâng cao năng lực cho người dân phát triển kinh tế hộ gia đình: Ngoài sinh kế chính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, người dân mong muốn dự án trang bị cho họ những kiến thức để có thể tiếp cận với những nguồn sinh kế khác, đa dạng hóa nguồn thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Trên cơ sở đó, kết quả tham vấn với các hộ dân tộc thiểu số đều thống nhất các kế hoạch hỗ trợ phát triển dân tộc thiểu số gồm: 1) Hỗ trợ truyền thông và 2) Hỗ trợ chương trình nước sạch cho các hộ dân.;và 3) Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh của các hộ gia đình

29

4.3. Tham vấn cộng đồng trong việc thực hiện EMDPĐể đảm bảo tham vấn tự do, tham vấn trước và thông báo với người dân tộc

thiểu số trong quá trình thực hiện EMDP, khung tham vấn cộng đồng EM sau đây sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện EMDP, như được tóm tắt dưới đây:• Trong quá trình thực hiện EMDP, cách tiếp cận (đã được sử dụng trong quá trình chuẩn bị EMDP) sẽ được tư vấn thông qua. Tư vấn sẽ dựa trên nguyên tắc tự do, thông báo trước… để xem nếu các cộng đồng DTTS có bất kỳ phản hồi nào khác, và để kiểm tra xem có bất kỳ tác động phát sinh của tiểu dự án nhưng đã không lường trước được trong quá trình chuẩn bị EMDP. Trường hợp cần thiết, cách EMDP được thực hiện, sẽ được tiếp tục xây dựng, hoặc cập nhật về các phương pháp giao để đảm bảo mục tiêu các hoạt động được thực hiện một cách thích hợp cho các dân tộc thiểu số.• Các cộng đồng DTTS được hưởng lợi từ EMDP nên tham gia vào cả hai quá trình thực hiện và giám sát & đánh giá để phát huy tối đa công dụng của EMDP. PPMU sẽ dẫn đầu trong việc thực hiện EMDP này và đảm bảo người dân tộc thiểu số tham gia vào quá trình thực hiện, giám sát và đánh giá của EMDP.• Trong trường hợp xác định có tác động bất lợi trước khi thực hiện tiểu dự án, đặc biệt là khi các thiết kế kỹ thuật chi tiết có sẵn trong quá trình thực hiện Dự án, các phương pháp tư vấn, như đã đề cập ở trên, nên được sử dụng để thu thập thông tin phản hồi từ các dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng. Lựa chọn thay thế của thiết kế kỹ thuật cần được khai thác để tránh tác động bất lợi. Trong trường hợp tác động như vậy không thể tránh được, tác động như vậy nên được giảm thiểu, giảm nhẹ, hoặc bồi thường.• Trong trường hợp tác động bất lợi đã được xác định (khi các phương pháp thiết kế / xây dựng kỹ thuật rõ ràng), ảnh hưởng DTTS sẽ được tư vấn và thông báo về quyền lợi của họ. sẽ được cập nhật cho phù hợp và sẽ được công bố trước khi triển khai thực hiện EMDP.

Phần này đã được chuẩn bị trên cơ sở của EMPF (xin xem EMPF của dự án để biết chi tiết).

30

5. THAM VẤN VỚI CỘNG ĐỒNG, PHỔ BIẾN THÔNG TIN

5.1. Quá trình tham vấnMột trong những mục đích của quá trình tham vấn và họp dân thường xuyên là

nhằm hạn chế tối đa mức độ không hài lòng của những người BAH bởi dự án thông qua việc lồng ghép các quan điểm và mối quan tâm của những người liên quan vào quá trình thiết kế và thực hiện dự án. Cách tiếp cận tham dự sẽ khuyến khích người DTTS nêu lên bất kỳ mối quan ngại nào trýớc khi các xung đột có thể nảy sinh và đýa ra sự chấp thuận của họ.

Đối với tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đạ Tẻh, một quá trình tham vấn hai bước được thiết kế để đảm bảo Chính sách Người bản địa (OP4.10) của NHTG được tuân thủ:

Bước 1: Các cuộc tham vấn trong quá trình chuẩn bị dự án với các nhóm người DTTS tại các khu vực TDA nơi họ sinh sống, thông qua tham vấn rộng rãi, tham vấn trýớc, và tham vấn phổ biến thông tin, để chắc chắn rằng TDA đề xuất nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nhóm DTTS bị ảnh hýởng; và để xác định quan điểm của người DTTS trên quy mô rộng. Các chuyên gia xã hội kết hợp với cán bộ các Ban QLDA, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng chính quyền xác định các cộng đồng DTTS BAH tiềm năng và thực hiện các cuộc tham vấn. Phụ nữ trong các cộng đồng DTTS được chọn ngẫu nhiên để thực hiện các cuộc thảo luận nhóm riêng với họ.

Các chủ đề thảo luận bao gồm thông tin về dự án; các đặc trýng văn hóa của các cộng đồng DTTS bị ảnh hýởng; các mạng lýới xã hội; mong muốn của các cộng đồng để cải thiện tình trạng của họ nhằm tránh các rủi ro thiên tai thong qua các hoạt động can thiệp của dự án; và sự ủng hộ rộng rãi của các cộng đồng đối với tiểu dự án.

Bước 2: Các cuộc tham vấn trong quá trình thực hiện dự án với các nhóm người DTTS nhằm thu thập thông tin về những nhu cầu và thách thức cụ thể mà người DTTS đang đối mặt, và xác định bất cứ khu vực tiềm ẩn nào mà có thể cần có thêm hỗ trợ và/ hoặc các loại hình hỗ trợ khác. Trong dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập, CPO sẽ tuyển chọn một đội chuyên gia tý vấn xã hội để thực hiện các cuộc tham vấn này. Đội tý vấn sẽ xây dựng các quy trình và hýớng dẫn tham vấn, đảm bảo rằng các cuộc tham vấn sẽ được thực hiện đúng chỗ, đúng lúc, và theo một cách thức có thể tiếp cận được của các cộng đồng DTTS cũng nhý đảm bảo rằng tất cả các nhóm người DTTS được tham gia vào quá trình tham vấn và tạo ra một môi trýờng tham vấn với những cuộc thảo luận cởi mở và thành thật, không có sự can thiệp hay đe dọa từ bên ngoài.

Quá trình tham vấn cần đảm bảo rằng các cộng đồng DTTS bị ảnh hýởng (i) ủng hộ rộng rãi các mục tiêu của dự án; (ii) nhận thức về các lợi ích của dự án và tin rằng những lợi ích đó là phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng của họ; (iii) đã có đủ cơ hội để xác định những ýu tiên và hạn chế của họ liên quan tới đền bù, tái định cý, hỗ trợ các thiệt hại và phòng chống thiên tai.

Trong quá trình lập EMDP, các công cụ sử dụng trong tham vấn cộng đồng bao 31

gồm họp, phỏng vấn các cá nhân và thảo luận nhóm. Người dân ở các thôn bị ảnh hưởng đều sẵn sàng thảo luận và chia sẻ thông tin. Phụ nữ và thanh niên được mời tham gia và khuyến khích đóng góp ý kiến. Các nhóm dân tộc thiểu số ở các thôn bị ảnh hưởng đều được tham vấn. Các nhóm dân tộc thiểu số tại các vùng dự án đều có các tổ chức đại diện của họ làm cầu nối với các tổ chức như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Thanh niên cấp xã và cấp thôn. 5.2. Tham vấn người dân tộc thiểu số trong quá trình chuẩn bị dự án

Để thực hiện bước đầu tiên của quá trình tham vấn, cần thực hiện tham vấn rộng rãi, tham vấn trýớc, và tham vấn phổ biến thông tin với các cộng đồng DTTS theo một cách thức phù hợp về văn hóa của họ tại các khu vực TDA đề xuất nơi có người DTTS sinh sống. Tham vấn được thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập trung với một số lượng mẫu nhỏ người DTTS (từ 10 đến 12 người mỗi thôn). Những người tham gia được lựa chọn một cách ngẫu nhiên kết hợp với chọn mẫu có chủ đích để thu thập được nhiều quan điểm, góc nhìn hơn. Thảo luận nhóm là một phýơng pháp thích hợp cho tham vấn vì nó khuyến khích sự chia sẻ cũng nhý tranh luận về các quan điểm và ý týởng liên quan tới TDA đề xuất.

Các chuyên gia xã hội đã thực hiện các cuộc tham vấn tự do, tham vấn trýớc, và tham vấn phổ biến thông tin ở 2 xã có người DTTS sinh sống trong phạm vi ảnh hưởng của tiểu dự án, các cuộc tham vấn riêng với nhóm phụ nữ DTTS. Các chủ đề đã được thảo luận bao gồm: (i) cung cấp thông tin về TDA và các nguyên tắc bồi thýờng và TĐC của dự án cho người BAH; (ii) tìm hiểu về lịch sử thiên tai (bão lụt và hạn hán), tính chất của thiên tai hàng năm, khả năng phòng chống và cứu hộ thiên tai của người dân và của chính quyền địa phýơng, và hậu quả của thiên tai hàng năm, tìm hiểu về các mạng lýới xã hội trong phòng chống các rủi ro thiên tai và khôi phục sau thiên tai; (iii) nguyện vọng của các hộ DTTS khi thực hiện dự án và các hoạt động thay thế để phục hồi thu nhập; (iv) lựa chọn các hình thức bồi thýờng và TĐC của người BAH khi bị thu hồi đất; và (v) sự nhất trí và ủng hộ rộng rãi của họ đối với dự án và những kiến nghị hay đề xuất của họ với dự án.

Mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể của dự án được trình bày với người tham dự và tất cả những người tham gia đều bày tỏ nguyện vọng và mối quan tâm của họ về giảm thiểu rủi ro thiên tai mà họ phải gánh chịu hàng năm như bão, lụt, hạn hán... Tất cả những người tham gia đều ủng hộ dự án và mong muốn dự án sẽ sớm được thực hiện để bảo vệ họ khỏi những rủi ro thiên tai hàng năm. Bản tóm tắt nội dung các cuộc tham vấn của 2 xã được đính kèm trong phần Phụ lục.5.3. Tham vấn người dân tộc thiểu số trong quá trình thực hiện dự án

Trong giai đoạn thực hiện dự án, người DTTS sẽ được tham vấn về tất cả các hoạt động của TDA mà có thể có tác động tích cực hay tiêu cực tiềm ẩn tới họ trong suốt các giai đoạn của TDA. Mọi nỗ lực sẽ được thực hiện để có sự tham gia của người DTTS vào việc lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện, và giám sát các biện pháp nhằm tăng tối đa các lợi ích của dự án hoặc tránh các tác động tiêu cực hoặc nếu

32

không thể tránh khỏi thì hạn chế, giảm thiểu, hay đền bù cho những tác động đó. Ban QLDA tỉnh (PPMU) sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo sự tham gia của cộng

đồng thông qua UBND xã, các nhóm cộng đồng, các lãnh đạo địa phýơng và lãnh đạo người DTTS, Hội Phụ nữ và Mặt trận Tổ quốc, và các cơ quan địa phýơng chịu trách nhiệm về những vấn đề dân tộc thiểu số. Việc mời mọi người dân trong thôn tham gia họp và thực hiện những cuộc họp riêng rẽ với phụ nữ DTTS là hết sức quan trọng để biết được quan điểm của họ về các hoạt động dự án cũng nhý xác định các tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến đời sống của họ.

Ban QLDA tỉnh sẽ tổ chức họp thýờng xuyên với UBND xã, Hội phụ nữ, trýởng thôn, và cộng đồng địa phýơng nhằm đảm bảo rằng tất cả những người liên quan đều nhận thức đầy đủ và hiểu về nội dung dự án. Mục đích của tham vấn là tất cả những người DTTS dự kiến bị ảnh hýởng bởi dự án sẽ được thông tin thỏa đáng và thông tin sớm về dự án, quy mô dự án, những tác động dự kiến tới cộng đồng địa phýơng, các biện pháp giảm thiểu, cơ chế giải quyết khiếu kiện, và kế hoạch thực hiện. Những cuộc họp này sẽ được lập kế hoạch theo những mốc thời gian đã định trong suốt các giai đoạn của TDA. Ban QLDA tỉnh sẽ phối hợp với Ban dân tộc cấp tỉnh hoặc cán bộ phụ trách về DTTS cấp huyện để đảm bảo rằng tất cả các tác động đều được xác định và giải quyết kịp thời.

Thông qua quá trình tham vấn, Ban QLDA tỉnh sẽ thông báo cho người DTTS về quyền lợi của họ, quy mô của dự án, và những tác động tiềm ẩn tới sinh kế, môi trýờng và tài nguyên. Ban QDLA tỉnh sẽ trình nộp tài liệu về quá trình tham gia và tham vấn cho NHTG xem xét và kiểm tra. Khi có sự khác biệt lớn hay mâu thuẫn giữa người DTTS và cơ quan thực hiện dự án, Ban QLDA tỉnh sẽ sử dụng một quy trình thýơng thảo “thiện chí” để giải quyết những khác biệt đó. Thýơng thảo thiện chí bao gồm sự tôn trọng lẫn nhau về những khác biệt văn hóa, thảo luận các vấn đề với người đại diện hợp pháp của người DTTS, cho phép có đủ thời gian để đýa ra quyết định, sẵn sàng thỏa hiệp và ghi chép lại kết quả. Nếu không có sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng cho TDA, NHTG sẽ không tài trợ cho TDA đó.

Cần lýu ý là không phải tất cả người DTTS ở Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, người già, và những người sống trong các cộng đồng DTTS ở vùng nông thôn hẻo lánh, có thể nói tiếng Việt thành thạo và kỹ năng đọc tiếng Việt của họ có thể rất hạn chế. Trình độ học vấn và khả năng biết đọc biết viết của người DTTS bị ảnh hýởng sẽ được xác định qua đánh giá tác động xã hội. Những phýơng pháp và phýơng thức giao tiếp/truyền thông phù hợp về văn hóa và giới sẽ được sử dụng để xóa bỏ những rào cản giao tiếp. Việc này có thể bao gồm việc dịch tài liệu ra tiếng dân tộc, sử dụng phiên dịch trong các cuộc họp cộng động; sử dụng nhiều hơn phýơng thức giao tiếp bằng hình ảnh tại các TDA nơi các cộng đồng DTTS mù chữ hay có trình độ văn hóa thấp; và tổ chức họp riêng rẽ cho phụ nữ và nam giới theo phong tục văn hóa địa phýơng tại những nơi cần thiết.5.4. Công bố thông tin

33

EMDP này cũng sẽ được công bố tại Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam tại Hà Nội (VDIC) và Infoshop tại Washington DC trước khi bắt đầu thẩm định dự án.

Trong thời gian thực hiện dự án, PPMU và chính quyền địa phương sẽ đảm bảo rằng tất cả các hộ gia đình DTTS ở vùng dự án được thông báo và mời trong buổi tham vấn được tiến hành trong quá trình thực hiện để thực hiện EMDP này.

Trong quá trình chuẩn bị, bản cuối cùng của EMDP/RP sẽ được công bố rộng rãi trong cộng đồng tại những nơi công cộng, bao gồm trụ sở UBND xã/ huyện, các nhà cộng đồng và phải được trình bày theo một ngôn ngữ và bố cục mà người DTTS và tất cả những bên liên quan có thể đọc và hiểu được. Các văn bản này cũng sẽ được công bố ở Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam tại Hà Nội (VDIC) và tại văn phòng thông tin của WB tại Washington D.C, trước khi trình duyệt dự án.

Trong quá trình thực hiện dự án, PPMU và chính quyền địa phương các cấp phải đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các hộ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng trong khu vực dự án đi qua sẽ nhận được đầy đủ thông tin và được mời tham dự các buổi tham vấn trong quá trình thực hiện EMDP.

34

6. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU HAY BỒI THƯỞNG CHO CÁC TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA DỰ ÁN

6.1. Các kế hoạch nhằm giảm thiểu các tác động bất lợiCác biện pháp để đảm bảo rằng người dân tộc nhận được các lợi ích xã hội và

kinh tế phù hợp về văn hóa, giới tính và điều kiện phát triển kinh tế. Những rủi ro tồn tại đối với dân tộc thiểu số cần được xác định và có hướng giải quyết phù hợp.

Nếu giám sát bên ngoài xác định rằng các biện pháp chung được liệt kê dưới đây không đủ để giải quyết những rủi ro thì các biện pháp bổ sung khác sẽ được đưa ra và ngân sách liên quan sẽ được phân bổ. Các giải pháp cụ thể được tài trợ thông qua ngân sách EMDP.6.1.1. Giải pháp 1: Chương trình khởi sự doanh nghiệp Đây là hoạt động quan trọng đối với hộ gia đình nhằm mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình. Một chương trình đào tạo chuẩn sẽ được sử dụng với tên gọi “Bước đầukinh doanh của bạn” (được phát triển bởi các Tổ chức Lao động Quốc tế). Các khóa đào tạo nhằm mục đích để các hội viên (là hộ gia đình EM) để xác định / phân tích ý tưởng kinh doanh mới có thể được phát triển thành kế hoạch kinh doanh khả thi , như một đầu ra của đào tạo, mà sẽ giúp họ có được một khoản vay từ ngân hàng địa phương, và thành công bắt đầu một công việc mớiDự kiến khoảng 100 hộ gia đình EM hiện diện trong khu vực dự án sẽ được đào tạo, với sự tham gia của Hội phụ nữ, Hội Nông dân của địa phương.Các khóa đào tạo sẽ được thiết kế để đảm bảo: (i) các nội dung phù hợp với văn hóa của người dân tộc thiểu số,(ii) Phụ nữ được khuyến khích tham gia, ít nhất là 50 % số người tham gia là phụ nữ.6.1.2. Giải pháp 2: Chương trình truyền thông

Trong khu vực, khoản trợ cấp 20.000.000 đồng sẽ được phân bổ cho các chương trình về phát triển dân tộc thiểu số trong đó có chiến lược truyền thông. Chương trình này sẽ do thôn và nhóm tư vấn về chính sách an toàn thảo luận và đề xuất. Các hoạt động sẽ tập trung vào năng cao nhận thức về sức khỏe và an toàn trong quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống đập và an toàn đập. Tham gia vào các hoạt động tăng thu nhập cũng là một cách có khiệu quả để nâng cao nhận thức. 2 xã6.2. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng

Chính sách của Ngân hàng thế giới về tái định cư bắt buộc là giảm tối đa việc tái định cư bắt buộc ở những nơi có thể. Tại những nơi mà bắt buộc phải có tái định cư phải đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng bởi dự án, đặc biệt là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ để duy trì cuộc sống ít nhất là bằng hoặc tốt hơn cuộc sống cũ khi chưa có dự án. Thiết kế kỹ thuật của Công ty tư vấn thiết kế khi thiết kế sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đạ Tẻh đều có thảo luận với đội ngũ kỹ thuật, chính quyền địa phương và các chuyên gia tái định cư để giảm tối đa diện tích đất

35

chiếm dụng và thiệt hại tới nhà cửa, tài sản và hoa màu của các hộ dân.Trong quá trình thiết kế và xây dựng đề xuất dự án cũng đã đề ra các giải pháp

để giảm thiểu những tác động từ việc chiếm dụng đất và tái định cư. Các hợp phần xây dựng cần phải chiếm dụng đất là nâng cấp đập, hành lang an toàn đập đã được nghiên cứu cẩn thận, và rất nhiều hoạt động thi công cũng được chú ý để tránh phải chiếm dụng đất và làm ảnh hưởng đến tài sản trên đất. Đặc biệt, cần lựa chọn thời điểm thi công nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tới nguồn nước sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân trong vùng dự án.

- Nâng cấp đập và hành lang an toàn đập: Là hạng mục công trình chiếm dụng đất vĩnh viễn và tạm thời.

- Xây dựng tràn: Là hạng mục công trình chiếm dụng đất vĩnh viễn và tạm thời.- Hơn nữa, khi chuẩn bị thiết kế thi công, các nhà xây dựng đã tính toán cẩn thận

để giảm thiểu tối đa diện tích đất chiếm dụng và hạn chế ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân, diện tích đất này nằm ở 2 xã.

EMDP này sẽ được cập nhật trước khi thực hiện để xác nhận nhu cầu phát triển của dân tộc thiểu số và để phản ánh bất kỳ phát triển thêm nhu cầu mà người dân tộc thiểu số có thể cần khi tác động của các tiểu dự án được xác nhận trên cơ sở thức thiết kế kỹ thuật chi tiết.

36

7. CHI PHÍ VÀ NGÂN SÁCH

7.1. Nguồn ngân sáchTất cả các chi phí cho kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số của dự án "Sửa chữa,

nâng cấp hồ chứa nước đập Làng" được sử dụng từ nguồn vốn từ NHTG.7.2. Nguồn kinh phí dự kiến

Chi phí của EMDP được ước tính được làm tròn là 572,000,000 đồng (tương đương 26,600 USD). Số này bao gồm các biện pháp cụ thể, kinh phí dự phòng. Chi phí giám sát và đánh giá của EMDP bao gồm trong chi phí giám sát và đánh giá RAP. Hỗ trợ chuyển đồi cơ cấu cây trồng khi bị cắt nước thi công đập (hỗ trợ giống và phân bón) được căn cứ theo thực tế của địa phương.

Bảng 16. Ngân sách kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số

STT

Chương trình và các hoạt động

Đơn vị

Số lượng Đơn giá (đồng) Tổng

(đồng)

1 Kinh phí EDMP       520,000,000

  Hỗ trợ truyền thông cuộc 4 10,000,000 40,000,000

 

Đào tạo về Kỹ năng phát triển kinh doanh (phù hợp với nhu cầu của người dân tộc thiểu số)

cuộc 4 120,000,000 480,000,000

2 Kinh phí dự phòng % 10%   52,000,000

  Tổng cộng       572,000,000

37

8. CƠ CHẾ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

8.1. Những nguyên tắc chính của cơ chế khiếu nạiTrong quá trình thực hiện dự án, người DTTS và các cộng đồng địa phương khác và những người liên quan tới dự án có thể khiếu nại lên các cơ quan thực hiện hoặc chính quyền địa phương. Do vậy, cơ chế giải quyết khiếu kiện cho toàn bộ dự án và để áp dụng cho tất cả các hợp phần của các tiểu dự án cũng sẽ được áp dụng cho người DTTS. Để đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại mô tả trên là thiết thực và chấp nhận được đối với người DTTS BAH, việc tham vấn với chính quyền địa phương và cộng đồng người BAH về cơ chế này sẽ được thực hiện có tất cả các tiểu dự án/các hoạt động và đòi hỏi các nguyên tắc chính để đảm bảo:

- Những quyền lợi và lợi ích cơ bản người DTTS BAH- Người DTTS có quyền khiếu kiện và được giải quyết khiếu kiện miễn phí.- Cơ chế giải quyết khiếu kiện sẽ là một phần quan trọng của cơ chế giải

quyết xung đột dựa vào cộng đồng và phù hợp về văn hóa.Cơ chế khiếu kiện phải được phổ biến công khai cho những cộng đồng BAH và

họ cần được thông báo về các địa chỉ liên hệ của những tổ chức tương ứng tại bất kỳ cấp liên quan nào mà người khiếu kiện có thể gửi khiếu nại của mình. các khiếu kiện liên quan tới bất cứ khía cạnh nào của dự án sẽ được giải quyết thông qua thương lượng nhằm đặt được sự đồng thuận

8.2. Cơ chế giải quyết khiếu nại

Khiếu nại liên quan tới bất kỳ khía cạnh của dự án sẽ được xử lý thông qua thương lượng nhằm đạt được sự đồng thuận. Khiếu nại sẽ qua 3 giai đoạn trước khi đưa lên tòa án luật pháp như một phương án cuối cùng. CPO sẽ chịu mọi chi phí hành chính và pháp lý phát sinh trong việc giải quyết khiếu nại và khiếu nại.

8.2.1. Giai đoạn đầu, UBND xã

Một hộ bị ảnh hưởng không hài lòng sẽ nêu khiếu nại của họ tới bất kỳ một thành viên nào trong UBND xã, thông qua trưởng thôn hoặc trực tiếp tới UBND xã, bằng văn bản hoặc lời nói. Thành viên của UBND xã hay trưởng thôn nói trên sẽ phải thông báo với UBND xã về sự khiếu nại. UNBD xã sẽ làm việc cá nhân với hộ bị ảnh hưởng có khiếu nại và sẽ có 30 ngày để giải quyết sau khi nhận được khiếu nại. Ban thư ký của UBND xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ toàn bộ khiếu nại mà họ đang xử lý.

38

Khi UBND xã ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND huyện.

8.2.2. Giai đoạn hai, UBND huyện

Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND huyện sẽ có 30 ngày kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trường hợp đó. CARB chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND huyện xã ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND tỉnh.

8.2.3. Giai đoạn 3, UBND tỉnh

Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND tỉnh sẽ có 30 ngày kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trường hợp đó. UBND tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại được trình lên.

Khi UBND tỉnh ban hành Quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên tòa án trong vòng 45 ngày. UBND tỉnh khi đó phải nộp tiền thanh toán bồi thường vào một tài khoản lưu giữ.

8.2.4. Giai đoạn cuối cùng, tòa án dân sự

Nếu người khiếu nại nộp hồ sơ của vụ việc lên tòa án và toàn án ra quyết định đứng về phía người khiếu nại, khi đó chính quyền tỉnh sẽ phải tăng mức đề bù lên mức mà tòa án quyết định. Trong trường hợp tòa án đứng về phía UBND tỉnh, người khiếu nại sẽ nhận được khoản tiền đã nộp cho tòa án.

Để đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại mô tả ở trên là thiết thực và chấp nhận được đối với các PAP, đã có tham vấn với chính quyền và cộng đồng địa phương có tính đến đặc điểm văn hóa riêng biệt cũng như các cơ chế văn hóa truyền thống trong việc nêu và giải quyết khiếu nại và những vấn đề mâu thuẫn. Những đối tượng và nỗ lực của các dân tộc thiểu số cũng được xác định và quyết định những cách thức chấp nhận được về mặt văn hóa để tìm ra cách giải quyết chấp nhận được.

Quy trình giải quyết khiếu nại cho người bị ảnh hưởng đã được mô tả trong tài liệu Thông tin về tiểu dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đạ Tẻh và đã được phát cho người bị ảnh hưởng. Để tránh tình trạng người bị ảnh hưởng không biết gặp ai tại xã, huyện hoặc tỉnh để giải quyết khiếu nại của mình, tài liệu đã cung cấp tên, địa chỉ chính xác và số điện thoại của những người có nhiệm vụ trực giải quyết khiếu nại để người bị ảnh hưởng có thể khiếu nại hiệu quả.

39

Những người bị ảnh hưởng sẽ được miễn mọi khoản chi phí liên quan đến thủ tục hành chính và pháp lý. Những khiếu nại toà án cũng có quyền được miễn chi phí cho việc đệ trình đơn. Tất cả những hồ sơ khiếu nại và và các biện pháp xử lý sẽ được lưu trữ tại UBND các xã, Ban Tham vấn cộng đồng cấp xã và nhà đầu tư các công trình thuộc tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đạ Tẻh.

Ngoài cấp xã (nêu trên), người dân tộc thiểu số có thể nêu câu hỏi / ý kiến và khiếu nại của mình trực tiếp với Ban QLDA bằng cách sử dụng các địa chỉ liên lạc được cung cấp trong các thông tin dự án in trong tờ rơi.(trong trường hợp có bất kỳ câu hỏi có liên quan đến mục tiêu của tiểu dự án / phạm vi / tác động, vv, hoặc bao gồm bồi thường nói chung và chính sách hỗ trợ).

Để đảm bảo giải quyết kịp thời và hiệu quả những bất bình và khiếu nại của người DTTS, cần sự phối hợp chặt chẽ của Ban QLDA và chính quyền xã, thôn.

• Một hệ thống thông tin / ghi chép lại một cách hệ thống khiếu nại nhận được. Hệ thống khiếu nại này nên được duy trì ở cả hai cấp xã và Ban QLDA. Hệ thống sẽ hiển thị khi có khiếu nại, bởi ai và như thế nào.

• Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng lời nói, khiếu nại như vậy cần được ghi nhận vào hệ thống ghi âm khiếu nại cho kịp thời theo dõi và giải quyết.

• Tờ rơi phân phát cho người dân tộc thiểu số, ngoài các thông tin dự án (như đã đề cập ở trên) còn nêu rõ liên hệ với người (s) - ở cấp xã và Ban QLDA giải quyết các câu hỏi / khiếu nại từ các DTTS.\

Phần này đã được chuẩn bị trên cơ sở của EMPF (xin xem EMPF của dự án để biết chi tiết)

40

9. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

9.1. Các nguyên tắc giám sát

41

Nhằm đảm bảo EMDP được thực hiện một cách minh bạch và tuên thủ EMPF cũng như chính sách người bản địa (OP 4.10) của NHTG, một cơ chế giám sát và đánh giá cần được thiết lập và triển khai cho tất cả các hợp phần của dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án. Giám sát và đánh giá là một quá trình liên tục. Ban QLDA tỉnh sẽ chịu trách nhiệm giám sát nội bộ và một cơ quan bên ngoài do CPO tuyển chọn sẽ chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá độc lập. Dựa trên cơ chế giám sát, một kế hoạch giám sát và đánh giá các biện pháp giảm thiểu sẽ được Ban QLDA tỉnh lập. Kế hoạch này sẽ mô tả.

- Quá trình giám sát nội bộ.

- Những chỉ số giám sát chính sẽ sử dụng trong giám sát nội bộ và giám sát độc lập.

- Các tổ chức thể chế;

- Tần suất báo cáo và nội dung giám sát nội bộ và giám sát độc lập, quá trình tích hợp phản hồi từ giám sát nội bộ và giám sát độc lập vào quá trình thực hiện.

- Phương pháp giám sát độc lập;

- Các sắp xếp về tài chính cho công tác giám sát và đánh giá độc lập.

9.2. Giám sát nội bộNhững mục tiêu của giám sát nội bộ là:

Đảm bảo rằng tất cả các tác động tiêu cực của tiểu dự án tới người DTTS được giảm thiểu, hạn chế, hoặc đền bù theo RPF, RAP, EMPF và EMDP.

Đảm bảo rằng các biện pháp tăng cường lợi ích và giảm thiểu tác động bất lợi được thực hiện một cách phù hợp về văn hóa cho người DTTS.

Xác định liệu tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin cho các cộng đồng DTTS có được thực hiện một cách phù hợp về văn hóa cho người DTTS không.

Xác định liệu các quy trình khiếu nai được tuân thủ theo EMPF và đề xuất giải pháp nếu có vấn đề tồn tại, chưa được giải quyết.

Sự phù hợp giữa thực hiện tái định cư và giải phóng mặt bằng với khởi công xây lắp nhằm đảm bảo rằng người DTTS bị ảnh hưởng được chi trả đền bù, hỗ trợ một cách thỏa đáng trước khi các hoạt động thi công được triển khai.

Ban quản lý dự án tỉnh sẽ thực hiện giám sát nội bộ hàng tháng. Tất cả các kết quả giám sát nội bộ phải được báo cáo lên CPO và NHTG. Trên thực tế, giám sát nội bộ việc thực hiện EMDP cần được kết hợp với giám sát nội bộ RAP. Kết quả của cả hoạt động giám sát RAP và EMDP được đưa vào một vào cáo trình CPO và NHTG xem xét.

42

Các chỉ số giám sát nội bộ EMDP bao gồm (nhưng không hạn chế)

Bảng 17. Các chỉ số giám sát nội bộ

Loại giám sát Chỉ số giám sát nội bộKinh phí và thời

gian

Có bố trí đủ nhân sự thực hiện hỗ trợ người dân tộc thiểu số theo kế hoạch không?

Các hoạt động hỗ trợ có đạt được theo kế hoạch thực hiện đã đề ra không?

Kinh phí thực hiện EMDP có được phân bổ cho các cơ quan thực hiện có kịp thời và đầy đủ không?

Chi trả quyền lợi của người DTTS

Các quyền lợi về hỗ trợ của người DTTS có được thực hiện chi trả đầy đủ không?

Các biện pháp hỗ trợ có được thực hiện theo kế hoạch cho các cộng đồng người DTTS không?

Các hộ dân tộc thiểu số có thể tiếp cận trường học, dịch vụ y tế, các địa điểm và các hoạt động văn hóa xã hội không?

Tham vấn, khiếu nại và các vấn đề đặc biệt.

Có tiến hành tham vấn cộng đồng và bổ biến thông tin cho người DTTS theo kế hoạch không?

Có tiến hành thảo luận nhóm tập trung với một số lượng mẫu nhỏ người DTTS BAH không? Có tiến hành tham vấn riêng với nhóm phụ nữ DTTS BAH không?

Có bao nhiêu người DTTS BAH biết các quyền được hưởng?

Người BAH có biết và sử dụng các cơ chế khiếu nại như đã thiết lập trong EMPF không? Kết quả như thế nào?

Số lượng khiếu nại và các loại khiếu nại đã tiếp nhận (phân loại theo giới, nhóm dễ bị tổn thương)?

Số lượng khiếu nại đã giải quyết (phân loại theo giới, nhóm dễ bị tổn thương)?

Mức độ nhận thức và thỏa mãn về quyền được hưởng của người DTTS.

Mức độ thỏa mãn về cơ chế khiếu nại.

43

9.3. Giám sát độc lậpGiám sát độc lập sẽ được thực hiện bởi một cơ quan độc lập có chuyênn

môn khoa học xã hội. Hoạt động giám sát độc lập việc thực hiện EMDP cho tất cả các hợp phần của dự án nên được lồng ghép trong giám sát độc lập việc thực hiện RAP với cùng phương pháp và chỉ số giám sát nhưng tập trung và người DTTS. Việc giám sát được thực hiện định kỳ 02 lần trong một năm và báo báo giám sát sẽ được nộp lên CPO và NHTG xem xét.

Bảng 18. Các chỉ số giám sát độc lập

44

Loại giám sát Chỉ số giám sát độc lậpMột số

thông tin cơ bản về các hộ DTTS

Vị trí

Số hộ DTTS BAH

Số nhân khẩu trung bình, độ tuổi trung bình, trình độ học vấn

Các loại đất và tình trạng pháp lý sử dụng đất

Nghề nghiệp và việc làm

Nguồn thu nhập và mức thu nhập

Khôi phục mức sống

Các khoản bồi thường, hỗ trợ đối với người DTTS có được chi trả đầy đủ và kịp thời cho người DTTS BAH không?

Các điều kiện về môi trường, văn hóa và xã hội chính của người DTTS BAH có được khôi phục không?

Cuộc sống của người DTTS, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương đã được ổn định chưa?

Khôi phục sinh kế

Các khoản bồi thưởng có đủ tài sản thay thế bị mất không?

Các nhóm dễ bị tổn thương có được tạo cơ hội để có thu nhập không? Các cơ hội này có hiệu quả bền vững không?

Nghề mới có phục hồi được mức thu nhập và mức sống như trước khi có dự án không?

Mức độ thỏa mãn của người BAH

Người DTTS BAH có đồng ý giá bồi thường không?

Người DTTS BAH biết tới mức độ nào về quy trình tái định cư, quyền và quyền lợi được hưởng của họ? Họ có biết là những quyền này đã được đáp ứng hay chưa?

Người DTTS BAH tự đánh giá mức sống và sinh kế của họ đã được khôi phục tới mức độ nào?

Người DTTS BAH biết về quy trình khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại, thắc mắc tới mức độ nào?

Các khiếu nại của người DTTS có được tiếp nhận, giải quyết kịp thời và thỏa đáng theo cơ chế trong EMPF không?

45

Loại giám sát Chỉ số giám sát độc lậpHiệu quả

của việc hỗ trợNgười DTTS BAH và tài sản của họ có được kiểm đếm

đúng không?

Thời gian và kinh phí bồi thường có đủ đáp ứng các mục tiêu EMDP không?

Các quyền lợi cho người DTTS được hưởng có thỏa đáng không?

Có hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương không?

Các tác động khác

- Có tác động tới việc làm hoặc thu nhập cảu người DTTS ngoài dự kiến hay không?

- Nếu có thì các vấn đề phát sinh đó được giải quyết như thế nào?

Phần này đã được chuẩn bị trên cơ sở của EMPF (xin xem EMPF của dự án để biết chi tiết)

46

PHỤ LỤC

TÓM TẮT KẾT QUẢ THAM VẤN NGÝỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

1. Mục đích tham vấn Cuộc thảo luận nhóm nhằm: (i) Cung cấp thông tin về tiểu dự án và nguyên tắc

bồi thýờng, tái định cý của dự án cho người dân; (ii) Tìm hiểu lịch sử thiên tai (bão lũ và hạn hán), tình trạng thiên tai hàng năm, khả năng phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn của địa phýơng và của người dân, hậu quả thiên tai hàng năm; (iii) Mạng lýới xã hội trong phòng chống rủi ro thiên tai; (iv) Lựa chọn hình thức bồi thýờng và tái định cý nếu bị thu hồi đất/nhà của người bị ảnh hýởng; và (v) Sự đồng thuận và ủng hộ của người dân với dự án và các kiến nghị hay đề xuất của họ. 2. Nội dung tham vấn

1) Các thông tin về dự án2) Một số đặc trưng văn hóa của người dân tộc thiểu số3) Các hoạt động sinh kế hiện tại của người dân 4) Thiên tai và phòng chống thiên tai ở địa phýơng 5) Các vấn đề về thu hồi đất, bồi thýờng, hỗ trợ và tái định cý 6) Đánh giá sự ủng hộ của người dân đối với dự án

3. Phýơng pháp tham vấn Thảo luận nhóm với người DTTS bị ảnh hýởng và không bị ảnh hýởng được

chọn từ các nhóm hộ khác nhau theo mức sống, theo giới tính, theo độ tuổi. Mỗi nhóm từ 15-30 người tham dự. Một chuyên gia xã hội hýớng dẫn thảo luận và ghi chép các thông tin được trao đổi. Người dân thảo luận tự do theo hýớng dẫn của chuyên gia xã hội, không có sự can thiệp hay ép buộc nào từ bên ngoài. 4. Tóm tắt kết quả tham vấn

Thời gian tham vấn: 3/2015 Địa điểm: 2 xã Quảng Trị và Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng Đối týợng tham vấn: Nhóm dân tộc Mạ Số hộ tham dự: 28 hộKết quả tham vấn:

a. Một số đặc trưng văn hóa: - Có ngôn ngữ riêng và trang phục truyền thống riêng, trang phục hàng ngày

mặc như người Kinh- Giao tiếp hàng ngày trong gia đình bằng tiếng dân tộc. - Những người trẻ có thể đọc và viết tiếng Việt thành thạo, còn người già không

bị hạn chế khi giao tiếp bằng tiếng Kinh. - Đã sống hòa nhập với người kinh từ lâu đời ở địa phýơng, không thể phân biệt

được người Châu Mạ với người Kinh qua diện mạo của họ. - Nghi lễ ma chay, cýới xin của người Châu Mạ cũng týơng tự nhý người Kinh

47

và theo hương ước của thôn. b. Các hoạt động sinh kế chính mang lại thu nhập chủ yếu cho hộ gia đình:

- Người dân địa phýơng chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động của điều kiện tự nhiên.

- Diện tích lúa được týới thýờng xuyên đạt 100% được lấy nước từ hồ thủy lợi Đạ Tẻh. c. Thiên tai và phòng chống:

- Loại thiên tai thýờng xuyên xảy ra ở xã là bão và lũ ống vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Hầu nhý năm nào xã cũng có thiên tai.

- Các biện pháp phòng chống thiên tai được xây dựng cho từng thôn. Chuẩn bị lực lượng xung kích, và thực hiện phýơng châm 4 tại chỗ. Công cụ phòng chống thiên tài chủ yếu là ke đó, câ gỗ, bao đất...

- Người dân nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của bão lũ. Chính quyền luôn có phýơng án chỉ đạo để huy động lực lượng xung kích và dân quân tự vệ sẵn sàng phòng chống thiên tai khi xảy ra. 4. Thu hồi đất, bồi thường và TĐC

- Toàn bộ các hộ bị ảnh hưởng thu hồi, bồi thường, TĐC đã được đền bù thỏa đáng bằng tiền mặt từ tháng 7 năm 2010 và đã ổn định sinh sống.

- Người dân sẵn sàng và ủng hộ việc thi công nâng cấp hồ Đạ Tẻh. 5. Ủng hộ dự án

- Dự án đầu tý nhằm bảo vệ người và tài sản cho nhân dân khỏi bị thiên tai nên người dân rất phấn khởi và đồng tình ủng hộ dự án. Sẵn sàng đóng góp công lao động cho dự án.

- 100% người dân được tham vấn ủng hộ thực hiện dự án

48